Khi cùng cả lớp đi thăm quan rừng Cúc Phương, một bạn học sinh phát hiện có nhiều cây phong lan và tầm gửi sống bám trên các thân câ

Khi cùng cả lớp đi thăm quan rừng Cúc Phương, một bạn học sinh phát hiện có nhiều cây phong lan và tầm gửi sống bám trên các thân cây gỗ. Bạn học sinh thấy rất làm lạ và thắc mắc tại sao phong lan và tầm gửi lại có thể sống trên thân cây gỗ mà không cần tiếp đất để lấy nước và các chất dinh dưỡng khác từ đất. Bằng những kiến thức của mình em hãy giải thích cho bạn học sinh đó hiểu: tên gọi mối quan hệ giữa cây phong lan, tầm gửi với các cây thân gỗ và đặc điểm các mối quan hệ đó.

0 bình luận về “Khi cùng cả lớp đi thăm quan rừng Cúc Phương, một bạn học sinh phát hiện có nhiều cây phong lan và tầm gửi sống bám trên các thân câ”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Lấy dinh dưỡng của cây chủ để lớn lên.

    Nó có thể bám vào nhiều cây khác nhau. Nên dựa vào đặc tính của cây chủ mà chúng cũng có các công dụng tương tự. 

    Các cây này đều có đặc điểm chung là thân leo bám. Rễ cắm sâu vào cây chủ để hút dinh dưỡng

    Bình luận
  2. Giải thích các bước giải:

    Quan hệ giữa cây phong lan và cây gỗ là quan hệ hội sinh: loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi và cũng không bị hại. Ở đây cây phong lan chỉ sống nhờ trên cây gỗ , còn bản thân nó tự tổng hợp chất dinh dưỡng để sống

    Quan hệ giữa tầm gửi và cây gỗ là : kí sinh :  Mối quan hệ vật chủ – vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, ăn dịch trong cơ thể vật chủ hoặc tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, thường không giết chết vật chủ; còn vật chủ có kích thước rất lớn, nhưng số lượng ít. Ở đây tầm gửi là vật kí sinh vì rễ của nó bám vào cây gỗ và hút chất dinh dưỡng từ gỗ

    Bình luận

Viết một bình luận