Khi mk phân tích 1 tác phẩm, mk liên hệ với 1 tác phẩm khác có cùng quan điểm thì viết như thế nào? Ai có công thức thì có thể share cho mk, còn ko thì mk cảm ơn ????????????????
Khi mk phân tích 1 tác phẩm, mk liên hệ với 1 tác phẩm khác có cùng quan điểm thì viết như thế nào? Ai có công thức thì có thể share cho mk, còn ko thì mk cảm ơn ????????????????
Bạn tham khảo nha !!!
Mở bài :
– Đưa ra được vấn đề chung của 2 tác phẩm , dẫn vào tác phẩm chính cần nói đến
Thân bài :
+ Tổng :
– Nêu sơ lược về tác giả , tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác
– Nêu nội dung của tác phẩm ( chỉ áp dụng với văn xuôi )
+ Phân :
– Phân tích tác phẩm chính
– Sau khi phân tích xong dùng câu dẫn để chuyển sang tác phẩm cùng chủ để để liên hệ
– Phân tích tác phẩm liên hệ ( lưu ý tác phẩm liên hệ không được viết dài hơn tác phẩm chính )
+ Hợp :
– Đưa ra điểm khác của 2 tác phẩm
– Đưa ra điểm giống của 2 tác phẩm , nhấn mạnh lại chủ đề
Kết bài :
– Khẳng định lại vấn đề , giá trị của 2 tác phẩm
– Liên hệ bản thân , kêu gọi mọi người
Khi phân tích một tác phẩm , nếu bạn có liên hệ với các tác phẩm khác thì sẽ được cộng điểm vận dụng ( điếm sáng tạo ) , vì vậy điều này là rất quan trọng.
——————————————-
Một số cách liên hệ :
*) Liên hệ khi phân tích nhân vật :
Ví dụ :
Là một nữ thanh niên xung phong dũng cảm trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn , làm việc ở nơi sự sống và cái chết tranh giành nhau từng li một nhưng Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên trong sáng của người con gái thủ đô. Cô xinh đẹp , với hai bím tóc dài tương đối mềm , chiếc cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn và con mắt với ánh nhìn xa xăm . Điều này khiến cô vô cùng tự hào về vẻ đẹp của mình , và thường ngắm nó trong gương . Hình ảnh Phương Định gợi cho chúng ta nhớ đến Chiếc trong ” Những đứa con trong gia đình ” của nhà văn Nguyễn Thi khi ra trận không quên đem theo một chiếc gương soi để làm duyên. Họ là những cô gái dũng cảm mạnh mẽ mà cũng nữ tính vô cùng.
( Những ngôi sao xa xôi – Những đứa con trong gia đình ).
*) Liên hệ khi giới thiệu tác phẩm :
Ví dụ :
– Nếu người lính trong binh đoàn ” Tây Tiến ” là những chàng trai Hà thành hào hoa lãng mạn thì người lính trong tác phẩm ” Đồng chí ” của Chính Hữu mang dáng dấp của những người nông dân chất phác mộc mạc ra đi từ mái tranh gốc rạ , bến nước cây đa .
( Đồng chí – Tây Tiến ).
– Nếu trong ” Ngắm trăng ” của Hồ Chí Minh , trăng là một người bạn tâm giao tri kỷ , thì vầng trăng trong ” Ánh trăng ” của Nguyễn Duy lại hiện lên như một bài học triết lý sâu sắc đi vào cái nghĩa , cái tình muôn đời của con người Việt Nam.
( Ánh trăng – Ngắm trăng ).
– Văn học Việt Nam đã có biết bao tác phẩm hay viết về người lính trong những năm đạn bom khói lửa thời chống Mỹ . Bên cạnh người lính trẻ trung , ngang tàng mà dũng cảm trong ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật , những cô gái mở đường không ngại lấy thân mình ” hứng lấy luồng bom ” để bảo vệ con đường huyết mạch của Lâm Thị Mỹ Dạ , ” Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê cũng để lại ấn tượng đậm sâu bởi sự dũng cảm , lạc quan hồn nhiên , giàu tình cảm yêu thương đồng đội của họ .
( Những ngôi sao xa xôi – Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Khoảng trời hố bom ).
*) Liên hệ khi phân tích tác phẩm :
Ví dụ :
– Những người lính lái xe Trường Sơn không chỉ lạc quan , dũng cảm mà họ còn vô cùng gắn bó , đoàn kết với nhau … Điều này làm ta liên tưởng đến tình ” Đồng chí ” của Chính Hữu với những tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của những người lính .
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Đồng chí ).