Khi Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì đã có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào làm cho Pháp phải gặp nhiều khó khăn?

Khi Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì đã có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào làm cho Pháp phải gặp nhiều khó khăn?

0 bình luận về “Khi Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì đã có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào làm cho Pháp phải gặp nhiều khó khăn?”

  1. Hai ngày sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, trong cuộc gặp các Khu trưởng và Đại đội trưởng tự vệ thành Hà Nội tại Toà Thị chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Kí Hiệp định đình chiến này không phải là đã hết chiến tranh đâu… Trái lại, hơn bao giờ hết, ta phải luôn luôn chuẩn bị để bồi dưỡng lực lượng, nâng cao tinh thần kháng chiến của toàn dân để đối phó với những việc bất ngờ bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Tinh thần kháng chiến, sự chuẩn bị chu đáo phải là thường trực tiếp tục không một giây, một phút nào ngừng…”1.

    Đúng như sự phán đoán của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946), thực dân Pháp đã bội ước.

    Chúng lập ra “Chính phủ Nam Kì tự trị” (l-6-1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu, nhằm tách Nam Kì ra khỏi nước Việt Nam thống nhất. Các cuộc hành binh lấn chiếm của quân Pháp diễn ra liên tiếp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

    Ngày 19-10-1946, Hội nghị quân sự toàn quốc được triệu tập dưới sự chủ toạ của Tổng Bí thư Trường Chinh. Hội nghị nhận định: “Nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định cũng phải đánh Pháp”2. Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định một số vấn đề về quân sự, tư tưởng, tổ chức nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến dấu của lực lượng vũ trang trong cả nước.

    Trong phiên họp thứ hai (28-10 – 9-l-1946), Quốc hội quyết định thống nhất Quân sự uỷ viên Hội với Bộ Quốc phòng thành Bộ Quốc phòng – Tổng chỉ huy. Việc phân chia chiến trường được xác định (cả nước được chia thành 12 chiến khu). Các cán bộ chỉ đạo, chỉ huy chủ chốt được điều về để hoàn tất việc chuẩn bị chiến đấu ở mặt trận Hà Nội (Chiến khu XI).

    Ngày 26-10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:- Tổng chỉ huy quân đội ta gởi cho Valuy, đề nghị phía Pháp ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ vào 0 giờ ngày 30-10 theo quy định của Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946). Pháp đồng ý. Nhưng chỉ 10 ngày sau, chúng lại bội ước tiếp tục đánh ta. Ngày 20-11-1946, chúng đánh chiếm Hải Phòng Và Lạng Sơn, hai cửa ngõ quan trọng đường bộ và đường thuỷ ở Bắc Việt Nam. Tiếp đó, chúng đổ bộ thêm quân lên Đà Nẵng.

    Sau nhiều lần tăng viện, đến cuối năm 1946, đội quân viễn chinh Pháp trên chiến trường Đông Dương lên tới hơn 90.000

    tên, gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo binh, 3 trung đoàn thiết giáp và cơ giới, hơn 100 máy bay và nhiều tàu chiến.

    Chúng đóng quân tại một số vị trí chiến lược trọng yếu trên đất nước ta.

    Ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở ra, tổng số quân Pháp khoảng 30.000 tên, gồm có sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9, trung đoàn bộ binh lê dương số 3; 1 tiểu đoàn thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13; 1 trung đoàn thiết giáp; trung đoàn chiến xa cơ động, một bộ phận quân dù, thuỷ quân, không quân, các đơn vị thông tin, vận tải, hậu cần. Dựa vào sự giúp đỡ của đế quốc Anh và Mĩ từ khi đưa quân ra miền Bắc theo quy định của Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp nuốt lời hứa, ráo riết thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh. Chúng biến những đội quân “tiếp phòng” thành đội quân chiếm đóng và áp dụng lối đánh lấn dần. Sau khi chiếm Tây Nguyên, một phần vùng Đông Bắc, Tây Bắc và tiến công Hải Phòng, Lạng Sơn, chúng chuẩn bị gây hấn ở Hà Nội với mục đích nắm lấy quyền quản lí thủ đô nước ta, hòng “vô hiệu hoá tức thì Chính phủ Hồ Chí Minh”. Với mưu đồ ấy, 6.500 lính viễn chinh được bố trí thành những cụm quân cơ động, chiếm giữ những vị trí bịt cửa ngõ thành phố, sẵn sàng đánh úp, chiếm gọn các cơ quan đầu não của ta tại thủ đô Hà Nội. Kế hoạch chuẩn bị tiến công quân sự do Bộ chỉ huy Pháp vạch ra được xúc tiến, chúng chờ tăng thêm viện binh vào tháng 1-1947, sẽ mở một đợt hoạt động có tính chất quyết định, kết thúc công cuộc xâm lược.

    Song song với những hành động quân sự, thực dân Pháp còn thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc về chính trị. Ở Tây Bắc, chúng tổ chức bọn tay sai phản động chống lại cách mạng.

    Tại một số địa phương, chúng tìm cách liên lạc, móc nối những tên tay sai trong bộ máy cai trị cũ, tập hợp những phần tử phản động cầm đầu trong các tôn giáo chống lại chính quyền dân chủ nhân dân. Để chuẩn bị cho việc thực hiện âm mưu xâm lược toàn diện theo chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, thực dân Pháp ráo riết tìm cách nắm tình hình mọi mặt ở miền Bắc, nhất là lực lượng quân sự và khả năng phòng thủ của ta.

    Nguy cơ chiến tranh lan rộng ra cả nước tới gần. Tình thế vô cùng nghiêm trọng. Quân và dân ta sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược. Kế hoạch tác chiến ở các thành phố, thị xã được triển khai khẩn trương. Nhân dân, trước hết là các cụ già, trẻ em, những người đau yếu, tàn tật rời khỏi thành phố. Đội công tác đặc biệt được thành lập và lần lượt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ chuẩn bị căn cứ. Các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên); Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang); Chợ Đồn (Bắc Kạn) mà trung tâm là các huyện Định Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn, Chợ Đồn được chọn làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ương. Bước vào tháng 12-1946, quân Pháp tiếp tục khiêu khích ở nhiều nơi, nhất là tại Hà Nội. Chủ trương của ta lúc này là “vẫn tranh thủ khả năng hoà bình”, nhưng “phải chuẩn bị cấp tốc để tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện và trường kì”1.Xứ uỷ Nam Bộ cũng nhận được chỉ thị phối hợp chiến lược với chiến trường toàn quốc, “không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung, Bắc”2. Trong khi khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, Chính phủ ta vẫn kiên trì đấu tranh ngoại giao với Chính phủ Pháp, cố gắng đẩy lùi chiến tranh. Ngày 6-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Quốc hội và Chính phủ Pháp ra lệnh cho quân viễn chinh rút về các vị trí trước ngày 20-11-1946. Giới cầm quyền Pháp không trả lời. Ngày 15-12, sau khi Lêông Bơlum (Léon Blum) lên làm Thủ tướng Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại gửi thông điệp yêu cầu giải quyết các bế tắc trong mối quan hệ Việt – Pháp. Chính phủ Pháp vẫn làm ngơ, tỏ rõ thái độ tán thành chính sách duy trì sự có mặt của nước Pháp ở Đông Dương.

    Được sự đồng tình của Lêông Bơlum, bọn thực dân Pháp ở Đông Dương càng hung hăng. Ngày 16-12, Đácgiăngliơ đã khôi phục lại các Hiệp ước 1883 và 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp. Y trắng trợn tuyên bố: “Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là lãnh thổ của nước Pháp” .

    Tại Hà Nội, trưa ngày 17-12, thực dân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở Lò Đúc, đồng thời gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và Yên Ninh. Trưa ngày 18-12, Pháp gửi tối hậu thư đòi chiếm Sở Tài chính và nhà viên Giám đốc Sở Giao thông; đòi ta phá bỏ công sự và vật chướng ngại trên đường phố.

    Chiều ngày 18-12, chúng lại gửi tối hậu thư đòi được quyền kiểm soát Thủ đô và đe doạ đến sáng 20-12, những điều đó không được chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.

    Bình luận

Viết một bình luận