khoáng sản vn tru lương như thế nào giúp mk nha MN
0 bình luận về “khoáng sản vn tru lương như thế nào giúp mk nha MN”
Quặng titan: Quặng titan ở Việt Nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng sa khoáng. Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng tiềm năng tài nguyên, trữ lượng quặng titan ở Việt Nam đạt khoảng 663,15 triệu tấn khoáng vật nặng có ích.
Quặng bauxit: Quặng bauxit ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang) và ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và tỉnh Bình Phước, Phú Yên. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit trầm tích ở các tỉnh phía Bắc khoảng 88,5 triệu tấn. Đối với quặng bauxit laterit đã xác định được tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit-laterit đạt khoảng 3.500 triệu tấn quặng tinh.
Đất hiếm: Quặng đất hiếm phân bố tập trung ở các mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lao Cai), Yên Phú (Yên Bái). Theo thống kê, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 19,96tấn Tr2O3.
Apatit: Cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Hầu hết các mỏ apatit đều có quy mô trung bình đến lớn. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng apatit tính đến độ sâu – 900m là2.373,97 triệu tấn.
Cát trắng: Cát trắng phân bố trên 09 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ với tiềm năng rất lớn song mức độ điều tra, đánh giá còn hạn chế. Tổng trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 03 tỉ tấn.
Đá vôi chất lượng cao (trừ đá hoa trắng): Đá vôi có đáp ứng yêu cầu sản xuất xi măng, vôi công nghiệp, xô đa có mặt trên địa bàn 29 tỉnh cả nước nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ. Đến nay, đã có trên 80 mỏ được điều tra đánh giá và thăm dò ở các mức độ khác nhau với tổng trữ lượng đạt khoảng 08tỷ tấn.
Đá hoa trắng: Phân bố ở 11 tỉnh miền Bắc, nhưng tập trung ở tỉnh Nghệ An và Yên Bái. Đến nay đã có trên 70 mỏ đã, đang thăm dò khai thác. Đã xác định khoảng 200 triệu m3 đá hoa trắng đủ điều kiện sản xuất đá ốp lát và 1,2 tỷ tấn đủ chất lượng sản xuất bột carbonat calxi.
Nước khoáng – nước nóng: Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có nguồn nước khoáng – nước nóng. Cho đến nay đã điều tra đánh giá, ghi nhận được 400 nguồn nước khoáng – nước nóng.
Quặng Urani: Kết quả nghiên cứu địa chất, tìm kiếm khoáng sản đã phát hiện khoáng hoá urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Nông Sơn (Quảng Nam). Đến nay, đã có 06 mỏ urani được đánh giá, thăm dò với tổng tài nguyên dự báo khoảng 218.000 tấn U3O8, trong đó vùng Nông Sơn khoảng 100.000 tấn U3O8.
Than: Than phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng. Ngoài trữ lượng than đã khai thác tính, nếu không tính than thuộc bể Sông Hồng, trữ lượng và tài nguyên còn lại là không lớn (khoảng 05 tỉ tấn kể cả tài nguyên dự báo).
Ngoài ra, nước ta còn một số khoáng sản kim loại khác như: quặng đồng, quặng sắt, mangan, antimon, thủy ngân, molipden, felspat, kaolin, sét kalin làm nguyên liệu sứ gốm, đá ốp lát v.v… đã được phát hiện, đánh giá tiềm năng tài nguyên, nhưng tài nguyên các loại khoáng sản này không lớn, phân bố rải rác.
Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3). Trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 6 tỷ tấn và khí đốt khoảng 4.000 tỷ m3, phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc.
Quặng titan: Quặng titan ở Việt Nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng sa khoáng. Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng tiềm năng tài nguyên, trữ lượng quặng titan ở Việt Nam đạt khoảng 663,15 triệu tấn khoáng vật nặng có ích.
Quặng bauxit: Quặng bauxit ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang) và ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và tỉnh Bình Phước, Phú Yên. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit trầm tích ở các tỉnh phía Bắc khoảng 88,5 triệu tấn. Đối với quặng bauxit laterit đã xác định được tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit-laterit đạt khoảng 3.500 triệu tấn quặng tinh.
Đất hiếm: Quặng đất hiếm phân bố tập trung ở các mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lao Cai), Yên Phú (Yên Bái). Theo thống kê, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 19,96tấn Tr2O3.
Apatit: Cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Hầu hết các mỏ apatit đều có quy mô trung bình đến lớn. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng apatit tính đến độ sâu – 900m là2.373,97 triệu tấn.
Cát trắng: Cát trắng phân bố trên 09 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ với tiềm năng rất lớn song mức độ điều tra, đánh giá còn hạn chế. Tổng trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 03 tỉ tấn.
Đá vôi chất lượng cao (trừ đá hoa trắng): Đá vôi có đáp ứng yêu cầu sản xuất xi măng, vôi công nghiệp, xô đa có mặt trên địa bàn 29 tỉnh cả nước nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ. Đến nay, đã có trên 80 mỏ được điều tra đánh giá và thăm dò ở các mức độ khác nhau với tổng trữ lượng đạt khoảng 08tỷ tấn.
Đá hoa trắng: Phân bố ở 11 tỉnh miền Bắc, nhưng tập trung ở tỉnh Nghệ An và Yên Bái. Đến nay đã có trên 70 mỏ đã, đang thăm dò khai thác. Đã xác định khoảng 200 triệu m3 đá hoa trắng đủ điều kiện sản xuất đá ốp lát và 1,2 tỷ tấn đủ chất lượng sản xuất bột carbonat calxi.
Nước khoáng – nước nóng: Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có nguồn nước khoáng – nước nóng. Cho đến nay đã điều tra đánh giá, ghi nhận được 400 nguồn nước khoáng – nước nóng.
Quặng Urani: Kết quả nghiên cứu địa chất, tìm kiếm khoáng sản đã phát hiện khoáng hoá urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Nông Sơn (Quảng Nam). Đến nay, đã có 06 mỏ urani được đánh giá, thăm dò với tổng tài nguyên dự báo khoảng 218.000 tấn U3O8, trong đó vùng Nông Sơn khoảng 100.000 tấn U3O8.
Than: Than phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng. Ngoài trữ lượng than đã khai thác tính, nếu không tính than thuộc bể Sông Hồng, trữ lượng và tài nguyên còn lại là không lớn (khoảng 05 tỉ tấn kể cả tài nguyên dự báo).
Ngoài ra, nước ta còn một số khoáng sản kim loại khác như: quặng đồng, quặng sắt, mangan, antimon, thủy ngân, molipden, felspat, kaolin, sét kalin làm nguyên liệu sứ gốm, đá ốp lát v.v… đã được phát hiện, đánh giá tiềm năng tài nguyên, nhưng tài nguyên các loại khoáng sản này không lớn, phân bố rải rác.
Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3). Trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 6 tỷ tấn và khí đốt khoảng 4.000 tỷ m3, phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc.