Khử 3.48g một oxit kim loại M cần 1.344l khí hidro dktc toàn bộ lượng kim loại thu được tác dụng với dd HCl dư cho 1.008l hidro . Tìm kim loại M xác

Khử 3.48g một oxit kim loại M cần 1.344l khí hidro dktc toàn bộ lượng kim loại thu được tác dụng với dd HCl dư cho 1.008l hidro . Tìm kim loại M xác định tên oxit

0 bình luận về “Khử 3.48g một oxit kim loại M cần 1.344l khí hidro dktc toàn bộ lượng kim loại thu được tác dụng với dd HCl dư cho 1.008l hidro . Tìm kim loại M xác”

  1. Gọi oxit kim loại M là $M_xO_y(x;y∈N^*),$ hóa trị của M khi tác dụng với dung dịch HCl là $n$

    PTHH: $M_xO_y+yH_2 →xM+yH_2O(1)$

               $2M+2nHCl → 2MCl_n+nH_2(2)$

    $n_{H_2}(1)=$ $\dfrac{1,344}{22,4}=0,06(mol)$

    Theo PTHH $(1)→n_{H_2}=n_{O(M_xO_y)}=0,06(mol)$
    $→m_M=3,48-0,06\times 16=2,52(g)→ n_M=\dfrac{2,52}{M_M}(I)$

    $n_{H_2}(2)=\dfrac{1,008}{22,4}=0,045(mol)$

    Theo PTHH $(2) → n_M=\dfrac{2}{n}\times n_{H_2}(2)= \dfrac{0,09}{n}(mol)(II)$

    Từ $(I)$ và $(II)→ \dfrac{2,52}{M_M}= \dfrac{0,09}{n} →M_M=28n(g/mol)$          

    Vì n là hóa trị của kim loại M $→1≤n≤3$

    Thử từng trường hợp, thấy $n=2; M_M=56(Fe)$ là phù hợp

    $→M$ là $Fe$

    Thay vào $(II)→n_M=\dfrac{0,09}{2}=0,045(mol)$

    $→x:y=$ $\dfrac{n_{Fe}}{n_{O(oxit)}}= $ $\dfrac{0,045}{0,06}=$ $\dfrac{3}{4}$

    $→$ CTHH của oxit là $Fe_3O_4$

    Bình luận
  2. Đáp án:

     M là Fe

    Oxit là Fe3O4

    Giải thích các bước giải:

    Oxit + H2 —> kim loại + H2O

    nH2=1,344/22,4=0,06 mol=nH2O

    BTKL: m oxit +mH2=m kim loại + mH2O

    -> m kim loại=3,48 +0,06.2 -0,06.18=2,52 gam

    Gọi n là hoá trị của M

    2M + 2nHCl –> 2MCln + nH2

    nH2=1,008/22,4=0,045 mol

    -> nM=2nH2/n=0,09/n

    -> MM =2,52/(0,09/n)=28n -> thoả mãn n=2 -> MM=56 -> M là Fe

    Oxit là FexOy

    FexOy + yH2 –> xFe + yH2O

    -> nFexOy=nH2/y=0,06/y

    -> mFexOy=56x+16y=3,48/(0,06/y)=58y

    ->  56x=42y -> x:y=42:56=3:4 -> Fe3O4

     

    Bình luận

Viết một bình luận