Kiến thức cơ bản( HS cần nắm được) Câu hỏi hệ thống kiến thức
Tuần 20 :Bài 17 CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( năm 40 ) ( tiết 19)
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ?
a. Tình hình:
– Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
– Năm 111 TCN, nhà Hán chia thành ba quận gộp với sáu quận của Trung Quốc và đổi thành châu Giao.
– Thủ phủ : Luy Lâu.
b. Chính sách thống trị:
– Bóc lột dân ta bằng các thứ thuế( nặng nhất là thuế muối và sắt)
– Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.
-> Tàn bạo, âm mưu đồng hóa nhân dân ta, biến người Việt thành người Hán.
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
a) Nguyên nhân:
– Do ách thống trị tàn bạo của nhà Hán -> nhân dân khắp nơi căm phẫn
– Thi Sách bị quân Hán giết hại
=> Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
b) Diễn biến:
– Mùa xuân năm 40( tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn( Hà Nội).
– Trưng Trắc đọc lời thề, được viết thành 4 câu thơ-> mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
– Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu.
– Tô Định hốt hoảng trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các nơi khác bị đánh tan.
c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi
d/ Ýnghĩa: tiêu biểu cho tinh thần và ý chí quật cường của nhân dân ta.
A. Trắc nghiệm:
Câu 1:Ai là người đã sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt?
A. Tần Thủy Hoàng. B. Triệu Đà.
C. Trọng Thủy. D. Tô Định.
Câu 2: Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận là:
A. Giao Chỉ và Cửu Chân. B. Giao Chỉ và Nhật Nam.
C. Cửu Chân và Nhật Nam. D. Giao Châu và Nhật Nam.
Câu 3: Nước Âu Lạc bị nhà Hán chiếm vào năm nào?
A. Năm 119 TCN. B. Năm 111 TCN.
C. Năm 110 TCN. D. Năm 101 TCN
Câu 4: nhà Hán đổi tên nước ta thành :
A. châu Giao. B. Giao Châu.
C. Quảng Châu. D. An Nam.
Câu 5: nhà Hán bóc lột dân ta bằng các thứ thuế nặng nhất là thuế gì?.
A. Thuế muối và gạo. B. Thuế muối và sắt.
C. Thuế tơ lụa và sắt. D. Thuế sắt, rượu và tơ lụa.
Câu 6: Âm mưu thâm hiểm nhất của nhà Hán là gì?
A. Đồng hóa nhân dân ta, biến người Việt thành người Hán.
B. Bóc lột nhân dân ta, biến người Việt thành người Hán.
C. Du nhập Nho giáo vào nước ta, biến người Việt thành người Hán.
D. Du nhập Đạo giáo vào nước ta, biến người Việt thành người Hán.
Câu 7: Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
A. Do ách thống trị tàn bạo của nhà Hán
B. Do ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô.
C. Do nhân dân ta phải nộp nhiều thứ thuế.
D. Do nhân dân ta phải cống nộp các sản vật quý hiếm.
Câu 8: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vào năm 40 là ai?
A. Triệu Thị Trinh. B. Hai Bà Trưng.
C. Nguyễn Tam Trinh. D. Lê Thị Hoa.
B. Tự luận:
Câu 1: Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta nhằm mục đích gì?
Câu 2: Qua 4 câu thơ, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: A
Câu 7: A
Câu 8: B
Tự Luận
Câu 1:
Nhà Hán lại tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang nước ta vì:
+ Để thực hiện mục đích đồng hóa nhân dân ta
+ Xóa bỏ các phong tục, tập quán truyền thống để ép nhân dân ta phải học thuộc và chấp hành theo phong tục, tập quán của người Hán -> Đánh mất nếp sống của người Việt cổ.
+ Xiết chặt việc quản lí các huyện, lộ, phủ và hoạt động sinh hoạt, giao lưu, buôn bán của người dân => Nắm bắt tình hình để xử lí kịp thời, ngăn chặn nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, chống lại nhà Hán.
=> Tất cả những việc làm trên đều được thực hiện nhằm mục đích đồng hóa, cai trị dân tộc Việt và biến đất nước trở thành một bộ phận của các chính quyền phong kiến phương Bắc, làm cơ sở vững chắc để thống trị các quốc gia, đất nước khác.
Câu 2:
– Một xin rửa sạch nước thù: đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
– Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng: khôi phục nền độc lập dân tộc, tự chủ thời vua Hùng.
– Ba kẻo oan ức lòng chồng: quyết tâm trả thù nhà, chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giết hại.
– Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này: xin nguyện ước làm trọn những điều đã nêu ở trên.
Câu 3:
Nguyên nhân thắng lợi:
– Nhân dân hết lòng ủng hộ.
– Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.
– Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.
Ý nghĩa lịch sử:
– Nền độc lập dân tộc được khôi phục.- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. – Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 1:B
Câu 2:A
Câu 3:B
Câu 4:B
Câu 5:B
Câu 6:A
Câu 7:a