làm 1 BÀI VĂN thuyết minh về sông bưởi ( mk cần gấp ạ )

làm 1 BÀI VĂN thuyết minh về sông bưởi ( mk cần gấp ạ )

0 bình luận về “làm 1 BÀI VĂN thuyết minh về sông bưởi ( mk cần gấp ạ )”

  1. Ở thành phố chắc bạn chỉ biết trái bưởi nhưng những người từng sống ở thôn quê và vùng ven thành phố ai cũng đều biết cây bưởi.

    Cây bưởi, cái tên nghe mộc mạc, thân quen làm sao. Cái cây có họ với nhà chanh, cam cùng thuộc loài cây có múi, có dạng lá không lẫn vào đâu được, phần thùy trên của lá to đều, phần dưới qua vết thắt trở nên nhỏ hơn, cứng cáp hơn và cứ như là 2 chữ B trong chữ bưởi ráp vào nhau vậy.

    Cây bưởi không chịu ngập, không ưa úng nhưng có thể chịu hạn. Nếu trồng vùng đất đồi hoặc vùng đất cao nhiều dinh dưỡng, cây bưởi chiết nhánh sẽ cho hoa lứa đầu sau chừng hơn 1 năm. Nếu trồng từ hạt thì phải 3 năm mới cho hoa trái lứa đầu.

    Nói đến hoa, người ta không thể quên được cái vẻ “trắng ngần” của bông bưởi thường được đem ra ví với nước da trắng nõn nà của các thiếu nữ thôn quê. Cái mùi hoa bưởi cứ thoang thoảng, ngan ngát lan tỏa trong đêm. Sáng sớm bước ra vườn, không khí trong lành như được lọc sạch một cách tinh khiết bằng mùi hương hoa bưởi. Cái mùi hương ấy thường đi vào bánh trôi, bánh chay trong cái tiết Hàn thực tháng 3. Tinh dầu hoa bưởi thường được chọn bỏ vào chè, vào bánh và đặc biệt chiếc bánh dẻo đêm trung thu không thể thiếu mùi thơm hoa bưởi – dù chỉ là tinh dầu.

    Con gái quê thường tự hào với mái tóc dài mượt mà thơm ngát mùi hoa bưởi. Cái nồi nước gội đầu mẹ nấu gồm bồ kết, lá bưởi, cỏ mần trầu và ít cánh hoa bưởi rụng sao mà thơm mà quyến rũ đến vậy, chẳng loại dầu gội dù sản xuất trong nước hay nhập ngoại nào sánh bằng. Lá bưởi cũng có mặt trong nồi nước xông lúc cảm, nồi nước tắm lúc giao thừa và trong những bó lá diệt tà của ngày tết Đoan Ngọ.

    Mùa hè đến, những trái bưởi non rụng xuống thường được bọn trẻ chăn trâu hay trẻ em vùng quê chọn làm bóng đá. Cũng từ những trái bóng bưởi non này, nhiều cầu thủ chân đất đã trở thành những cầu thủ danh tiếng.

    Qua mùa tu hú, những trái bưởi lúc lỉu, trĩu cành bắt đầu vàng rám da, hương bưởi nhè nhẹ trong trái bưởi căng da. Mùa trung thu, hiếm mâm cỗ nào lại vắng mặt trái bưởi. Nào là bưởi làm chó bông, bưởi làm thỏ trông trăng. Mẹ bảo trái bưởi vừa thơm, ngon, giàu dinh dưỡng, dễ ăn lại trị được nhiều bệnh. Ăn bưởi trị được bệnh tiểu đường, kích thích tiêu hóa, chống béo phì. Hạt bưởi dùng trị bệnh sạn thận, nếu phơi khô xâu dây rồi đốt cũng thật vui.

    Vỏ bưởi dùng đun nước gội đầu, làm chè bưởi hoặc phơi khô rồi đốt chống muỗi rất hay.

    Và một điều mình quên kể với bạn, cái gai bưởi dùng để nhể ốc luộc ăn rất là ngon nhé!

    Cuối cùng, sau cả một vòng đời dài mấy chục năm tuổi thọ, cây bưởi lão hạ xuống sẽ giúp người nông dân làm cột làm cây chống rất tốt.

    Có bao nhiêu giống bưởi để bạn lựa chọn, Nào là Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Diễn, Bưởi Bố Trạch, Bưởi Biên Hòa, Bưởi 5 rồi, Bưởi da xanh ruột hồng… Bạn thấy đấy, cây bưởi có ích như vậy, không trồng lấy được một cây thì thật là tiếc.

    Bình luận
  2. BÀI LÀM:

    Nói về nơi bắt nguồn Sông Bưởi có điều rất đặc biệt. Sông này có hai nhánh, gần như không phân biệt được nhánh chính, phụ. Từ nơi bắt nguồn đến nơi hợp lưu với hướng cơ bản tây bắc – đông nam và gần như chảy song song với nhau, gần dài như nhau, lưu vực và lưu lượng nước cũng gần nhau. Một nhánh (coi là nhánh chính) bắt nguồn từ xã Phú Cường huyện Tân Lạc, sau khi thu nhận nước từ các con suối từ vùng núi Chu, cao 450 m thuộc xã Ba Khan huyện Mai Châu, của xã Phú Vinh, xã Phú Cường huyện Tân Lạc thành đầu nguồn của sông. (xem thêm Sông bưởi bắt nguồn từ đâu).Nhánh kia bắt nguồn từ vùng núi cao xã Trung Hòa, huyện Tân Lạc (ngang với xã Phú Cường về phía đông Bắc). Cả hai nhánh này, đều nằm ở phía nam hồ Hòa Bình, nơi bắt nguồn cách hồ này khoảng 7–10 km. Hai nhánh này chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua địa phận huyện Tân lạc, vào địa phận huyện Lạc Sơn, hợp lưu tại khu vực giáp ranh giữa xã Định Cư và Hương Nhượng, phía tây nam thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn thành một dòng 

    Sau đó sông hợp lưu với nhánh thứ ba bên tả ngạn cách đó khoảng 2 km, tại trung tâm thị trấn Vụ Bản, rồi tiếp tục chảy qua huyện Lạc Sơn, vượt qua phía tây Vườn quốc gia Cúc Phương. Nhánh bên tả ngạn ngắn hơn hai nhánh nói trên, cũng với 2 nhánh khá lớn là (Sông Vó, Sông Yên Phú) nhưng có nguồn nước dồi dào từ vùng núi đất cao của vùng Núi Cốt Ca cao trên 1000m và vùng núi phía đông nam của huyện Lạc Sơn, tăng nguồn nguồn thủy lực cho con sông lên gấp bội. Khi Đến gần Dốc Lào trong địa phận xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, nó hợp lưu với một nhánh nhỏ phía hữu ngạn rồi chảy tiếp qua địa phận huyện Thạch Thành. Tới địa phận các xã Thạch Định, Kim Tân, nó đổi hướng thành bắc-nam và chảy ngoằn ngoèo qua địa phận huyện Vĩnh Lộc để sau cùng đổ vào bờ trái sông Mã, nơi giáp ranh các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Khang (huyện Vĩnh Lộc) và Yên Thái (huyện Yên Định), tỉnh Thanh Hóa. Tổng chiều dài 130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km², độ cao trung bình 247 m, độ dốc trung bình 12,2%, mật độ sông suối 0,59 km/km². Tổng lượng nước 1,65 km³, tương ứng với lưu lượng bình quân 52,2 m³/s và môđun dòng chảy năm 27,7 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 80,4% lượng nước cả năm, lớn nhất vào tháng 9-10 (chiếm 27,9% lượng dòng chảy cả năm).

    Ngày 20-12-2013, Sở Tài nguyên- môi trường Thanh Hóa cho biết, liên quan đến thông tin cá chết trắng trên sông Bưởi những ngày qua, giám đốc nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Tân Hiếu Hưng (đóng tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) thừa nhận đã có sự cố vỡ cống thu gom nước thải không qua hệ thống xử lý, thải trực tiếp vào môi trường, chảy ra sông Bưởi vào đêm 6- 12 và sáng 7- 12.[4]

    Sáng ngày 5-5, ông Lê Duy Dương, Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, cho biết mấy ngày qua, đoạn sông Bưởi chảy qua địa bàn xã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Theo báo cáo của UBND xã Thạch Lâm, vào ngày 4-5, chính quyền xã này nhận được tin báo từ thôn Biện, thôn Đồi cho biết dọc sông Bưởi đoạn chảy từ tỉnh Hòa Bình về xuất hiện tình trạng cá chết nổi trắng sông, nước sông có màu xanh đục, bốc mùi hôi thối và nhiều bọt trắng xóa. Người dân nơi đây khẳng định nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là do 2 nhà máy chế biến nông sản tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình xả thải ra sông gây nên.[5]

    Sáng 7/5, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa) cho biết, lãnh đạo Công ty CP mía đường Hòa Bình (trụ sở tại xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) thừa nhận đã xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi. Việc xả thải bẩn diễn ra nhiều ngày liên tiếp trong khoảng nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Đây là nguyên nhân khiến cá trên sông chết hàng loạt. Đến chiều 6/5, ngoài cá sinh sống trong môi trường tự nhiên, đã có gần 7 tấn cá nuôi tại các lồng bè trên sông Bưởi của người dân các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ (huyện Thạch Thành) bị chết.[6] Tính đến 10h ngày 7/5, tổng số lượng cá lồng bị chết là 17.385 kg, gồm 73/109 lồng và 32/49 hộ nuôi cá lồng bị chết hoàn toàn.[7]

    Theo báo Dân trí, Bộ TN&MT vừa chỉ đạo Tổng cục Môi trường thành lập Đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa. Đoàn công tác của Bộ TN&MT sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa xác định rõ nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm và có các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Bưởi. Đồng thời có biện pháp xử lý vi phạm đối với Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình để làm cơ sở yêu cầu công ty đền bù thiệt hại về kinh tế cho nhân dân.[7]

    Ngày 14-5 thêm cá lồng nuôi trên sông Bưởi của các hộ dân ở xã Thạch Cẩm, Thạch Định bị chết. Đến chiều 15-5, tại xã Thạch Cẩm có 7 hộ, xã Thạch Định có 3 hộ nuôi cá lồng có cá chết, với tổng trọng lượng hơn 1,1 tấn. Phần lớn số cá bị chết là cá trắm, đã đến kỳ thu hoạch

     

    Bình luận

Viết một bình luận