làm giúp ak BÀI TẬP NGỮ VĂN 7 1. Câu nào trong số các câu cho sau đây là câu rút gọn ? a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. b. Chúng ta học ăn, học

làm giúp ak
BÀI TẬP NGỮ VĂN 7
1. Câu nào trong số các câu cho sau đây là câu rút gọn ?
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
c. Anh trai tôi học ăn, học nói, học gói, học mở. d. Ai cũng phải học ăn, học nói, học gói, học mở.
2. Câu in đậm trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu gì?
“Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm hạ. (Nguyễn Thị Thu Hiển).
a. Câu đặc biệt. b. Câu rút gọn.
c. Câu đơn bình thường. d. Câu ghép.
3. Câu “Bình tĩnh, em mở sách ra tìm đọc lại câu chuyện” có sử dụng loại trạng ngữ nào?
a. Trạng ngữ chỉ cách thức. b. Trạng ngữ chỉ thời gian.
c. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. d. Trạng ngữ chỉ mục đích.
5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” trong đó có sử dụng một câu rút gọn và một câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó.

0 bình luận về “làm giúp ak BÀI TẬP NGỮ VĂN 7 1. Câu nào trong số các câu cho sau đây là câu rút gọn ? a. Học ăn, học nói, học gói, học mở. b. Chúng ta học ăn, học”

  1. 1/a.Học ăn, học nói, học gói, học mở.

    2/a. Câu đặc biệt.

    3/a. Trạng ngữ chỉ cách thức.

    4/                                                    BÀI LÀM

    Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống lương thiện, tốt đẹp, không được đánh mất phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Vậy đói, rách, sạch, thơm nghĩa là gì? Đói, rách ở đây chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến chúng ta thông điệp vô cùng ý nghĩa, là dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có người không thiếu thốn, đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ngoài kia che lấp ánh sáng của bạn.

    Bình luận
  2. 1. Câu rút gọn: a. Học ăn, học nói, học gói, học mở

    -> Rút gọn chủ ngữ

    2.  Câu đặc biệt

    -> Rút gọn chủ – vị

    3. a. Trạng ngữ chỉ cách thức.

    -> Bổ sung cách thức diễn ra hành động, sự việc trong câu

    4. 

       Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đều muốn được trọn vẹn và sung sướng. Thế nhưng, sống như thế nào mới là đúng? Câu hỏi này đước đặt ra từ nhiều năm về trước, từ đó mà ông cha ta đã để lại câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nhằm răn dạy con cháu đời sau sống sao cho phải cách. Đói là sự nghèo đói, túng thiếu, rách là sự nghèo nàn, không được ấm no và được sử dụng để chỉ những hình thức bên ngoài. Sạch là sự trong sạch còn thơm là đẹp đẽ, sạch sẽ…. Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như thế nào nhưng ta vẫn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp, trong sáng của mình. Đừng vì chút khó khăn mà nhụt chí, hãy lấy nó làm chính động lực để bản thân từ đó mà cố gắng, từ đó mà vượt qua số phận chứ không phải dựa vào việc làm xấu xa, phạm pháp. Những người biết làm chủ chính mình, biết sống một cách ngay thẳng và giữ gìn sự tôn nghiêm của mình thì dù khó khăn đến mấy cũng có thể vượt qua. Thật vậy, ta có thể thấy ở hiện tại, những người không biết kìm hãm sự ham muốn trước mắt thì họ sẽ có sự nhìn nhận khác so với những người biết kiềm chế cám dỗ. Dưới một cách nhìn nhận khách quan, “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn khuyên chúng ta dù cuộc sống có nghèo đói, túng thiếu tới đâu thì hãy vượt chúng và hãy sống tốt, sống sạch.

    chúc bn học tốt! vote mk vs ạ!

    Bình luận

Viết một bình luận