lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
………
Ôi kì lạ và liêng thiêng – bếp lửa!
a)chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng
b)Nêu nội dung của đoạn thơ
c) Xét theo mục đích nói,câu thơ”Ôi kì lạ …bếp lửa “thuộc kiểu câu gì ?nếu tác dụng?
d) hình ảnh “bếp lửa”và “ngọn lửa” được nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa gì?
e) Từ “nhóm” có ý nghĩa gì?
f) Có ý kiến cho rằng bà không chỉ là người giữ lửa mà còn là n gười truyền lửa em có đồng ý ko?vì sao
a, Biện pháp tu từ ẩn dụ “nắng mưa”. Tác dụng: nhấn mạnh sự lận đận, vất vả và hy sinh trong cuộc đời của người bà, hy sinh nhiều tình yêu thương cho con cháu
Biện pháp tu từ điệp ngữ “Nhóm”. Tác dụng: nhấn mạnh sự tảo tần theo năm tháng của người bà và tình yêu thương ấp ủ của bà dành cho con cháu qua bếp lửa
b, Nội dung: sự tảo tần, vất vả và hy sinh của bà trong suốt những tháng năm nhóm bếp và hy sinh cho con cháu. Cùng với đó là ý nghĩa thiêng liêng diệu kỳ của bếp lửa đối với tâm thức và tuổi thơ của người cháu
c, Đây là câu cảm thán. Tác dụng: nhấn mạnh sự xúc động và tình cảm dâng trào của người cháu khi suy nghĩ về bếp lửa, về bà, về những năm tháng sống bên bà và bếp lửa của mình
d, Hình ảnh này được lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh sự hy sinh, tình cảm của bà dành cho con cháu, cùng với đó là ý nghĩa thiêng liêng của bếp lửa, ý nghĩa của ngọn lửa yêu thương mà bà ấp ủ nhiều năm dành cho cháu
e,
Từ nhóm có nghĩa gốc và nghĩa chuyển
– Nghĩa gốc: hành động nhóm lửa, duy trì ngọn lửa để sinh hoạt, đun nấu
– Nghĩa chuyển: nuôi dưỡng tình yêu thương, ấp ủ những sự hy sinh và tình cảm dành cho con cháu của người bà
f, Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Người bà không chỉ là người khơi gợi, tạo nên những tình cảm tốt đẹp dành cho con cháu gia đình mà còn là người truyền tình cảm tốt đẹp ấy cho con cháu, đặt nền tảng cho cuộc sống yên bình của con cháu, truyền cho cháu sự yêu thương và những tình cảm tốt đẹp.