lập bảng so sánh chống kháng chiến chống tống thời lý , chống mông nguyên thời trần
0 bình luận về “lập bảng so sánh chống kháng chiến chống tống thời lý , chống mông nguyên thời trần”
-Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.
-Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.
-Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.
-Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.
-Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.
-Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.
xin ctlhn
Nội dung
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần
Đường lối kháng chiến
– “Tiên phát chế nhân”
– Xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc.
– Chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí địch.
– Chủ động tiến công khi thời cơ đến.
– Kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo.
– “Vườn không nhà trống”.
– Rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.
– Tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc.
– Xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.
Những tấm gương tiêu biểu
Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc,…
Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư,…
Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc
– Các tù trưởng chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
– Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt – Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng
– …
– Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải làm cho giặc thiếu thốn lương thực, tiêu hao sinh lực.
– Toàn quân, toàn dân phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng.
– …
Nguyên nhân thắng lợi
– Tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ, truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
– Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt.
– Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
– Tinh thần đoàn kết của quân dân nhà Trần.
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
– Sự lãnh đạo của các vua Trần cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,… với chiến thuật đúng đắn.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội.
Ý nghĩa
– Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
– Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân.
– Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.
– Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.
– Khẳng định sức mạnh của dân tộc.
– Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.
– Để lại nhiều bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân.
– Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
Mimy@