lập dàn ý số phận bi thảm và phẩm chất của lão hạc trong tác phẩm của nam cao

lập dàn ý số phận bi thảm và phẩm chất của lão hạc trong tác phẩm của nam cao

0 bình luận về “lập dàn ý số phận bi thảm và phẩm chất của lão hạc trong tác phẩm của nam cao”

  1. @Huỳn

    Mình tự làm bạn tham khảo!

    1. Số phận bi thảm

    + Người nông dân nghèo khổ

    + K có tài sản gì cả, nghèo đến nỗi k có tiền để cưới vợ cho con

    + Quanh ăm đi làm thuê để kiếm sống

    + Ăn uống tạm bợ: kiếm đc gì ăn nấy, ăn cả củ chuối, rau má, sung luộc, củ ráy, bữa cua, bữa ốc

    + Khi ốm k có tiền mua thuốc

    + K còn cách để có thể tự sống thì lão tự tử chết

    + Con người bất hạnh

    + Vợ mất sớm, 1 mình nuôi con. Khi con trưởng thành vì k có đủ tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ăn xa

    + Lão sống thui thủi 1 mình l có người tâm sự, khi đau ốm k có ai hỏi han, quan tâm chăm sóc

    + Chỉ còn có con chó vàng để làm bạn nhưng cuối cùng cũng bán đi

    + Chết 1 cách đau đớn vật vã 

    => Hiện thực về cuộc sống, số phận bi thảm của người nông dân VN trước cách mạng T8/1945

    2. Phẩm chất cao quý

    + Sống k quỵ lụy, k tựa nhờ, lợi dụng vào người khác

    + Từ chối mọi sự giúp đở của người khác

    + Giu tiền lo ma chay khi mình chết

    => Lão là 1 con người đáng kính trọng. Con người k mấy khi gặp trong lúc bấy giờ

    5 sao + ctlhn, tks!

    Bình luận
  2. 1. Mở bài

    _Đề tài người nông dân rât phổ biến trong văn học Việt Nam trước Cách mạng. Nam Cao là cây bút hiện thực phê phán vô cùng xuất sắc với mảng đề tài này. Đặc biệt qua truyện ngắn Lão Hạc, ta thấy được số phận bi thảm cùng phẩm chất của người nông dân Việt Nam. 

    2. Thân bài:

    a.Số phận bi thảm của lão Hạc: 

    _Lão nông nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh . 

    +Vợ mất , một mình nuôi con khôn lớn.

    +Không đủ tiền cưới vợ cho con nên người con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su biệt tăm mấy năm. 

    +Tuổi giả cô đơn, bệnh tật liên miên, vụ mùa thất thu, không công việc, chỉ lay lắt qua ngày.

    +Chỉ có duy nhất một người ở bên bầu bạn là con chó Vàng người con trai mua để sau này giết thịt cưới vợ. 

    +Luôn canh cánh thấy có lỗi với con vì bòn vườn của con mà không tạo ra của cải cho con, không lo cho con được nên con phải ra đi. 

    +Bán kỉ vật duy nhất của người con là con chó, rồi tự tử chết bằng bả chó trong đau đớn. 

    b. Phẩm chất của Lão Hạc:

    +Giàu lòng yêu thương: tình yêu của cha với con, tình cảm quấn quýt với người bạn là cậu Vàng. 

    +Lương thiện, sống nhân hậu: lời nói của Binh Tư giúp hiểu được sự lương thiện của lão Hạc. 

    +Có ý chí và niềm ham sống mãnh liệt: khi tất cả tiền gửi ông giáo, khi không còn gì để ăn vẫn cố gắng tìm, chế đủ món để duy trì sự sống đến cùng. 

    +Giàu lòng tự trọng nên chọn cái chết để gìn giữ phẩm giá trong con người.  Chết để giải thoát kiếp sống lay lắt, chết vì giữ vẹn tròn tiền cho con, chết để chuộc tội với cậu Vàng. 

    3. Kết bài:

    Lão Hạc là chân dung điển hình cho số phận bi thảm cùng phẩm chất cao đẹp trong người nông dân. Thông qua nhân vật, nhà văn muốn vạch trần hiện thực xã hội đau  thương và gửi gắm những giá trị nhân đạo sâu sắc. 

    Bình luận

Viết một bình luận