Lập dàn ý về bài Không ngủ được của Bác Hồ ( xin lỗi hệ thống bị lỗi hay sao mà ko có cộng điểm đăng nhập cho mình :< )

Lập dàn ý về bài Không ngủ được của Bác Hồ ( xin lỗi hệ thống bị lỗi hay sao mà ko có cộng điểm đăng nhập cho mình :< )

0 bình luận về “Lập dàn ý về bài Không ngủ được của Bác Hồ ( xin lỗi hệ thống bị lỗi hay sao mà ko có cộng điểm đăng nhập cho mình :< )”

  1. I. Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả
    – “Bác Hồ là vị Cha chung
    Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”
    – Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.
    -Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.
    II. Thân bài
    1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :
    a. Tả bao quát
    – Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
    – Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
    b. Tả chi tiết
    – Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
    “ Mắt hiền sáng tựa vì sao
    Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
    – Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.
    – Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
    – Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
    – Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.
    – Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
    – Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
    – Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !
    2) Miêu tả hoạt động,tính tình
    – Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng .
    – Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .
    – Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
    – Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
    – Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
    – Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
     Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !

    III. Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt
    – Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.
    – Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
    – Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .
    – Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt
    “ Con đang đi giữa đêm trường
    Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con”

    Bình luận
  2. 1. Phần Mở bài

    – Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ sống mãi với thời gian. Đây là bài thơ hay nhất của nhà thơ Minh Huệ viết về Người. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

    – Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với Bộ dội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

    – Bác Hồ hiện lên trong bài thơ vừa giản dị, thân quen gần gũi như người cha, người ông vừa đẹp lung linh như một ông tiên trong câu chuyện cổ tích.

    2. Phần Thân bài

    a). Hình ảnh Bác Hồ thể hiện qua.Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân

    Trong bài Sáng tháng năm, nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác Hồ kính yêu:

    Người là Cha, là Bác, là Anh Quả Lim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

    Điều đó một lần nữa được nhà thơ Minh Huệ khẳng định qua bài Đêm nay Bác không ngủ.

    * Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân trước hết thể hiện qua việc Bác thức trắng đêm để suy nghĩ.

    – Ngay đầu bài thơ, tác giả viết:

    Anh đội viễn thức dậy

    Thấy trời khuya lắm rồi

    Mà sao Bác vẫn ngồi

    Đêm nay Bác không ngủ.

    Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh đội viên ngạc nhiên khi thấy Bác vẫn còn chưa ngủ. Suốt ngày hành quân, đêm là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ây vậy, mà Bác vẫn còn ngồi đó:

    Lặng yên bên bếp lửa

    Vẻ mặt Bác trầm ngâm

    Ngoài trời mưa lâm thâm

    Mái lều tranh xơ xác.

    – Đêm khuya, mọi người yên giấc, một mình Bác ngồi bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm, vẻ mặt “trầm ngâm” của Bác là vẻ mặt của người ông, người cha đang suy nghĩ mà tác giả đã phát hiện và miêu tả một cách thành công. Phải là người có chiều sâu trong nghĩ suy mới có vẻ mặt như vậy.

    – Trời sắp sáng, anh đội viên thức dậy và:

    Anh hốt hoảng giật mình

    Bác vẫn ngồi đinh ninh

    Chòm râu im phăng phắc.

    Hình ảnh Bác hiện lên trong những câu thơ trên đã làm lay động tâm hồn người đọc. Dường như Bác đã hóa thân thành bức tượng tuyệt đẹp bên bếp lửa hồng. Hai từ láy “đinh ninh”, “phăng phắc” đã diễn tả mức độ tột cùng của sự im lặng. Hai từ đó có tác dụng nhấn mạnh Bác dang chìm trong những suy nghĩ về các chiến sĩ, về đoàn dân công, về dân, về nước.

    Xem thêm:  Dàn ý Kể về người thầy hoặc cô giáo mà em quý mến

    * Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho hộ đội và nhân dân thể hiện qua những việc làm cụ thể bác dành cho các chiến sĩ.

    – Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc “Người cha mái tóc bạc Dốt lửa cho anh nằm”.

    – Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiêm sĩ ngon giấc.

    – Bác nhón chân nhẹ nhàng đế các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.

    Bằng những việc làm rất cụ thể trong đêm đông, ta cũng thấy được lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, được Bác chia sẻ tình yêu thương.

    * Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp.

    – Thể hiện qua lời dặn dò của Bác đối với người đội viên:

    Chú cứ việc ngủ ngon

    Ngày mai đi dánh giặc.

    – Thể hiện qua lời Bác nói với anh đội viên:

    Bác thương đoàn dân công

    Đêm nay ngủ ngoài rừng

    Rải lá cây làm chiếu

    Manh áo phủ làm chăn…

    Là vị lãnh tụ của dân tộc phải lo biết bao việc lớn, nhưng Bác đã rất quan tâm đến những việc cụ thể hằng ngày của đoàn dân công. Tấm lòng của Bác như tấm lòng của người cha đành cho những đứa con thân yêu của mình.

    b). Hình ảnh Bác Hồ thể hiện qua tấm lòng yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ

    – Anh đội viên ngạc nhiên khi đêm đã khuya mà Bác vẫn còn thức.

    – Anh đội viên hốt hoảng khi thấy trời gần sáng mà bác vẫn ngồi ngồi im lặng bên bếp lửa hồng để suy suy nghĩ, lo lắng cho mọi người.

    – Hình ảnh Bác hiện lên trước mắt anh đội viên cao đẹp lồng lộng:

    Anh dội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    – Tấm lòng của Bác đôi với anh đội viên nói riêng, đôi với những người chiến sĩ nói chung thật ấm áp. Sự nồng ấm của tình thương ấm hơn cả ngọn lửa hồng trong đêm đông giá rét. Và chỉ có Bác kính yêu của chúng ta mới có tấm lòng bao la rộng mở như vậy:

    “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

    Ôm cả non sông mọi kiếp người.”

    (Tố Hữu)

    – Với tình cảm yêu thương và kính trọng, anh đội viên lo lắng cho Bác vì:

    Chiến dịch hãy còn dài

    Rừng lắm dốc, lắm ụ

    Đêm nay Bác không ngủ

    Lấy sức đâu mà đi.

    Tóm lại: Qua lời kể, qua suy nghĩ và tình cảm của người đội viên, ta thấy Bác hiện lên trong bài thơ vừa gần gũi thân quen vừa cao đẹp lồng lộng.

    3. Phần Kết bài

    – Bằng sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật và bình luận trữ tình, Minh Huệ đã khắc họa thật thành công hình tượng Bác Hồ.

    – Hình tượng Bác là hình tượng trung tâm của bài thơ. Giữa cảnh đêm đông của núi rừng lạnh giá thời chiến tranh, Bác hiện lên đẹp như một vị tiên ông trong câu chuyện cổ tích.

    – Học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em càng thấy kính yêu và biết ơn.

    Người nhiều hơn bởi Bác không chỉ là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc, Bác còn là vị cha già hiền đức của nhân dân Việt Nam.

    Bình luận

Viết một bình luận