Lấy dẫn chứng chứng tỏ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn quy tụ được nhiều lực lượng trong xã hôi tham gia

Lấy dẫn chứng chứng tỏ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn quy tụ được nhiều lực lượng trong xã hôi tham gia

0 bình luận về “Lấy dẫn chứng chứng tỏ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn quy tụ được nhiều lực lượng trong xã hôi tham gia”

  1. Đặc biệt, cuộc chiến tranh toàn dân được bộc lộ ở nhiều khía cạnh: khi là cuộc khởi nghĩa nông dân thì nhằm mục đích lật đổ Trịnh  Nguyễn, thống nhất đất nước, thống nhất dân tộc, xây nên chế độ mới theo tôn chỉ cơi nới sức dân; khi đánh quân xâm lược Mãn Thanh thì “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, vì độc lập dân tộc và sự tồn vong của nền văn hiến nước Việt; sau chiến thắng, chính sách giao hảo với nhà Thanh và ban hành một số chính sách mới nhằm khuyến dân của vua Quang Trung cũng chính là sự thể hiện chính sách vì dân.

    Về nghệ thuật quân sự, cuộc chiến tranh toàn dân trong thời kỳ này cũng có những bước phát triển mới. Trước hết, để có thể dựa vào lòng dân nhằm bình định Bắc Hà, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã coi trọng cuộc chiến thu phục nhân tâm hơn là các đòn tiến công quân sự. Bởi lẽ, mặc dù ý chí “phá Trịnh, phục Lê” lúc này đang cháy bỏng trong nhân dân và các nhân sĩ Bắc Hà, nhưng sự nghi ngại về một thứ “giặc cỏ” (chỉ quân Tây Sơn) từ phía Nam ra chưa thể làm cho nhân dân Bắc Hà chào đón đội quân Tây Sơn. Lần tiến quân ra Bắc để đại phá quân xâm lược Mãn Thanh lại khác, Nguyễn Huệ đã đủ uy tín để lên ngôi Hoàng đế, đặt hiệu Quang Trung. Quang Trung vừa hành binh thần tốc, vừa phát triển lực lượng như vũ bão nhờ nhân dân cả nước, nhất là nhân dân Bắc Hà, đã thuận theo và hết lòng ủng hộ. Đặc biệt, trận “rồng lửa Thăng Long” quét sạch 20 vạn quân Thanh chỉ sau 5 ngày do quân dân sở tại phối hợp chặt chẽ với đại quân Tây Sơn đã mang dáng dấp của nghệ thuật tác chiến chiến lược: kết hợp giữa tổng tiến công của các binh đoàn chủ lực với nổi dậy rộng khắp của nhân dân, toàn dân đánh giặc.

    Bình luận

Viết một bình luận