“Lấy lòng mong muốn thay cho thực tế bất chấp quy luật lịch sử đốt cháy giai đoạn không tính đến điểm xuất phát về tình hình mọi mặt ở nước ta quay lưng với sự thật để lao vào những sai lầm với những cái giá đắt phải trả”.Nguyên nhân khuyết điểm của này là gì?Vì sao
Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường…”Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài viết trên báo Nhân Dân ngày 15-5-1999 với tiêu đề “Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bài viết được đánh giá như một bản Di chúc, một lời cảnh báo cuối đời về hiện tình đất nước và về Đảng cách đây 13 năm nhưng nay vẫn nóng hổi như Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 vừa nêu. Xin nêu lại mấy nội dung chính…
Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường
Với biết bao trăn trở, lo âu về đất nước, con người, về Đảng và sự nghiệp cách mạng dồn nén trong lòng, đến lúc phải bật ra, cụ Phạm Văn Đồng viết: “Cần thấy sự thật, nói đúng sự thật, nói hết sự thật với tinh thần và ý chí cách mạng tiến công, nghiêm khắc và sắc bén, làm nổi bật cái gì phải giải quyết và giải quyết như thế nào cho nó có hiệu quả thiết thực.
Điều chủ yếu phải nhấn mạnh theo tinh thần trên là nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức quyền, tiền và danh lợi, những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch, không thể coi thường, là sự hội nhập của “bốn nguy cơ” tác động lẫn nhau và phá ta, có thể đưa đến sự mất còn của chế độ và sự nghiệp cách mạng của chúng ta…
Tôi muốn đặc biệt nêu bật ba điểm rất quan trọng về quan hệ của Đảng với công nhân: Thành phần công nhân trong Đảng không nhiều. Về quan hệ của Đảng với tầng lớp trẻ, là số đông trong dân cư nước ta, lớp trẻ không tha thiết vào Đảng. Về quan hệ của Đảng với trí thức, hiện nay giới trí thức cũng không quan tâm lắm đến việc gia nhập Đảng. Ba lớp người này không muốn vào Đảng vì họ thấy nhiều tổ chức Đảng và đảng viên cộng sản chưa xứng đáng với Đảng của Hồ Chí Minh… Về đạo đức, lối sống phải tập trung vào những khuyết điểm, sai lầm nặng nhất, nổi bật nhất. Nhân dân bất bình và chê trách nhất. Đó là tham nhũng, tư lợi và quan liêu cửa quyền, phiền hà sách nhiễu dân và biết bao ảnh hưởng tiêu cực của nó đang gây ra một cách rộng khắp với những tác hại không lường hết được… Đây là một chuỗi của những sai lầm, những hư hỏng có liên quan mật thiết đến tình hình phức tạp hiện nay của đất nước và nguyện vọng tha thiết của nhân dân… Tóm lại, có thể nói, chúng ta đang đứng ở ngã ba đường… Bọn thù địch chống phá ta bằng “diễn biến hòa bình”: Chúng biết nhân dân ta là kiên cường không thể coi thường, chúng biết Đảng ta với chỗ mạnh và chỗ yếu có thể khai thác. Chúng chờ thời cơ.
Điều đáng sợ là diễn biến hòa bình từ nội bộ Đảng ta…
Một hiện trạng khác mỗi ngày thêm trầm trọng là đạo đức suy đồi, thuần phong mĩ tục của dân tộc bị xói mòn, thói hư tật xấu có chiều hướng lan rộng một cách nguy hiểm. Con người chạy theo đồng tiền. Bức tranh gây thêm đau buồn ở chỗ cuộc sống xa hoa, phung phí của một số ít người làm giàu bất chính phản chiếu một cách rõ nét tình cảnh túng thiếu, nghèo khó của biết bao gia đình ở hầu hết các nơi trong cả nước…
Về tình hình kinh tế, cố Thủ tướng cảnh báo: Nếu chúng ta không thực hiện một cách thận trọng, vững chắc trong hội nhập, chúng ta không chỉ mất thị trường nước ngoài, mà còn mất cả thị trường trong nước và nền công nghiệp nước nhà không tránh khỏi sự suy thoái cực kì nghiêm trọng…
Chiếc chìa khóa vàng
Về giải pháp cứu vãn tình hình, cố Thủ tướng nêu rõ: Tất cả tình hình trên đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới… phải tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế – xã hội với đổi mới chính trị hành chính… bằng mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đúng nơi, đúng lúc, đúng việc, đúng mức với hiệu lực và hiệu quả cao, thì đó là CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG để tháo gỡ những khó khăn hiện nay, vượt qua những nguy cơ và thách thức, bảo đảm sự nghiệp cách mạng giành thắng lợi…
Một thời bất chấp quy luật
GS Nguyễn Tương Lai nhớ lại lần đi khảo sát vụ nông dân biểu tình ở xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình về, Cố vấn Phạm Văn Đồng gọi lên báo cáo. Bác ngồi trầm ngâm suy tư, dằn giọng: – Những kết luận của anh mâu thuẫn với những sự kiện mà anh chứng minh. Hay là anh còn tránh né? Phải nói đó là mâu thuẫn giữa nhân dân và những người cầm quyền hư hỏng, ức hiếp nhân dân. Nói đúng bản chất của sự việc thì mới tìm ra giải pháp đúng, hợp lòng dân. Một nhân dân tốt đến thế như anh trình bày, thì phải khẳng định như vậy.
Nghe GS trình bày những băn khoăn của mình, bác Tô động viên: Hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, hãy săn sóc làm sao cho nó phát triển tự do. Khi một người không có cái gì là riêng của mình, thì ở người đó không có cái gì nữa hết.
GS thật sự xúc động và kinh ngạc khi nghe bác tự phê phán về chuyện của một thời. Lấy lòng mong muốn thay cho thực tế. Trong cách nghĩ và cách làm sai lầm này, điều nguy hiểm nhất là bất chấp quy luật của lịch sử, muốn đốt cháy giai đoạn, không xuất phát từ tình hình mọi mặt của đất nước ta lúc bấy giờ. Bản thân tôi hồi tưởng lại tâm trí của mình, tôi vô cùng ngạc nhiên sao mình có thể quay lưng lại với bao sự thật hằng ngày diễn ra trước mặt mình để lao vào những sai lầm với những cái giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt trong nhận thức và hành động, trong lí luận và thực tiễn, bất chấp quy luật. (Báo Nhân Dân ngày 15-5-1999).
Chốc đà đã mấy mươi niên!
Vẫn nhớ những “khuôn mặt tư tưởng” đã quen. Và, vẫn hiện tồn qua đó những “linh hồn tư tưởng” với các luận đề cũng trở nên quá nhàm nhưng lại ảo vọng thành những “vĩ nhân” trong chuyện làm huyên náo “học thuật chính trị”…
Rốt cuộc, tất cả đã rơi tõm vào im ắng, và chẳng ai còn nhớ gì các vị nữa.
Chẳng hiểu có phải vì cả thẹn bởi những chuyện đó hay không mà ít năm nay các vị cũ ấy và lác đác thêm vài dung mạo nữa bỗng dưng đùng đùng tự lăng-xê mình bằng cái trò “đốt đền Ác-tê-mi”, khiến không ít người, dù hiền nhất, cũng phải bực mình.
Các vị ấy “đốt đền Ác-tê-mi” kiểu gì?
Bằng cách, qua đài báo của các thế lực thù địch ở hải ngoại, họ hô hoán toáng lên; và đồng thời, “du thuyết cao đàm khoát luận” khắp nơi để huyên truyền, để ầm ỹ phát tán cái “tâm huyết”, để trương ra tá hỏa trên sách báo hải ngoại, trên mạng xã hội những sự “uyên bác” của mình bằng những cuộc “tọa đàm nhỏ” hay dưới dạng những “huyết thư về Việt Nam”(!)
Các vị ấy nói những gì?
Nhìn tổng thể, kỳ thực, chúng ta thấy rất nhiều ý kiến cũ mèm hay đại loại như vậy trong hàng đống sách báo chống chủ nghĩa xã hội, chống Việt Nam của đủ hạng người trong và ngoài nước, đã mấy mươi năm nay.
Mặc nhiên vậy, điều chúng ta buộc lòng phải trao đổi ở đây là, liệu tất cả những điều “tâm huyết”, “khuyến nghị” của họ có thực sự đúng đắn không?; có “hoàn toàn vô tư, trong sáng”, như đã từng khuếch trương trong các lời “phi lộ” của họ không?