LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: TD PHÁP TẤN CÔNG VÀ CHIẾM ĐÓNG BIÊN HÕA
Thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa như thế nào? Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu của
nhân dân Biên Hòa chống Pháp?
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: TD PHÁP TẤN CÔNG VÀ CHIẾM ĐÓNG BIÊN HÕA
Thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa như thế nào? Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu của
nhân dân Biên Hòa chống Pháp?
Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa
Các phong trào buổi đầu kháng chiến
Các cuộc kháng chiến:
Cách mạng tháng Tám 1945 ở Biên Hoà
Trận tập kích đầu tiên vào thị xã Châu Thành (Biên Hoà) ngày 2-1-1946
Trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hoà
Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đến Biên Hòa lo việc chống Pháp song thấy thế của kẻ thù mạnh nên đã cử người gặp Đô đốc Charner nghị hòa. Song cuộc nghị hòa bất thành. Trong khi đó, quân dân Biên Hòa vẫn kiên quyết đánh giặc. Quân Pháp tổ chức càn vào Biên Hòa đều bị quân dân đánh lui hai lần tại khu vực suối Sâu (nay thuộc tỉnh Bình Dương). Tại hai làng An Thạnh và Bình Chuẩn quân Pháp cũng bị quân ta do phó Đề đốc Lê Quang Tiến chỉ huy tập kích, cản ngăn cuộc dò đường.
Tháng 10 năm 1861, phó Đô đốc Bonard sang Việt Nam thay Charner đã quyết tâm đánh chiếm Biên Hòa.
Thành Biên Hòa không lớn lắm là địa điểm tập hợp số binh sĩ từ đại đồn Chí Hòa rút về. Chu vi thành 338 trượng (khoảng 1.350m), tường cao 8 thước 5 tấc (khoảng 3,4m), dày 1 trượng (4m), hào rộng 4 trượng (16m), sâu 6 thước (2,4m), mở 4 cửa, dựng một kỳ đài; ngoài cửa qua hào đều bắc cầu đá ở địa phận thôn Tân Lân (Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) thành đắp bằng đất), đến năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) mới xây bằng đá ong). Trên sông Đồng Nai từ ngã ba Nhà Bè đến phía trước cửa thành có chín cản gỗ và một cản đá. Hai bờ sông có một số pháo đài nhỏ bố trí súng thần công, dưới sông có một số thuyền chứa chất cháy dùng chuẩn bị đánh hỏa công khi địch lọt vào trận địa.
Theo ý niệm điều quân của Bonard thì Pháp sẽ dùng chiến thuật gọng kiềm vừa tấn công bằng đường thủy và đường bộ để hạ thành Biên Hòa. Kế hoạch đánh Biên Hòa do chuẩn Đô đốc Bonard soạn thảo:
“Các lực lượng sẽ tham gia cuộc chinh phục này gồm:
1. Đạo quân ở điểm A. Đại đội khinh binh đã đến điểm A. Hai đơn vị tăng viện có nhiệm vụ phải tập trung tại vị trí nên càng sớm càng tốt: pháo binh, kỵ binh, cộng thêm đơn vị cứu thương đã tham dự đạo quân của đại tá De Foucauld.
2. Đạo quân trù bị 300 lính thủy đánh bộ, thêm 100 lính Tây Ban Nha và 2 đại bác bắn tạc đạn, hình thành đạo quân trù bị dưới quyền chỉ huy của đại tá Domenech Diego. Cần cử thêm vào đạo quân này một sĩ quan quân y cùng một số “culi” với ngựa thồ, lừa thồ, nhằm phục vụ lực lượng cứu thương, giao cho thiếu tá Lapelin xếp đặt. Chỉ huy trưởng (tức Bonard) có ý định đi cùng đạo quân này. Trong trường hợp đó, cần có lực lượng hộ tống gồm 6 kỵ binh dưới sự chỉ huy của một hạ sĩ quan. Đạo quân trù bị này cùng với khí tài phải đến Biên Hòa vào chiều thứ bảy để có thể tiến quân vào sáng chủ nhật.
3. Đạo quân của đại tá Le Bris gồm các hạm thuyền và lực lượng đổ bộ của Le Bris, cùng với 2 pháo hạm. Sẽ bổ sung cho Le Bris 2 sà lúp để dùng vào việc đổ bộ.
Bước 1:
1. Đạo quân hiện đang ở điểm A do đại tá Foucauld chỉ huy, được tăng cường thêm hai đơn vị khinh binh, sẽ xuất phát từ chiều thứ bảy, đến trú quân gần vị trí con đường Biên Hòa rẽ về Gò Công, để có thể tiến đến Gò Công vào sáng hôm sau vào lúc 8 giờ, muộn nhất là lúc 9 giờ.
2. Đại tá Le Bris cùng hạm thuyền và sà lúp cũng phải đến Gò Công vào thời điểm trên (8 giờ). Cuộc tiến công sẽ diễn ra phối hợp: Le Bris phải bố trí quân mình ngoài tầm súng của Gò Công cho đến khi súng đại bác bắn, báo hiệu đạo quân Foucauld đã tới nơi.
3. Đại tá Domenech Diego sẽ xuất phát từ tảng sáng chủ nhật để dùng đạo quân trù bị chiếm lĩnh một vị trí gần chỗ trú quân của fuocauld, sẵn sàng tiếp viện cho đạo quân này. Đạo quân Fuocauld, hiểu rõ địa hình, sẽ chọn địa điểm cho đạo quân này, làm sao vừa bảo vệ hiệu quả nhất hậu tuyến, vừa chế ngự được quân lính An Nam ở Mỹ Hòa. Địa điểm này càng gần một cái giếng và nhà dân càng tốt, lại phải hơi xa căn cứ Mỹ Hòa, vừa tránh giao chiến, vừa làm đối phương nao núng.
Bước 2:
Sau khi đạo quân của Foucauld đã hợp cùng đạo quân của Le Bris, và Gò Công đã bị chiếm, thì Le Bris, với sự tiếp sức của khinh binh và pháo binh, tiến về phía sau pháo đài của đập cản, cách Gò Công khoảng 1 giờ hành quân. Khi đại tá Le Bris phát lệnh, các pháo hạm sẽ đồng loạt nổ súng vào pháo đài. Trong lúc đó, lực lượng khinh binh còn lại sẽ ở hai bên trung tá Comte, vừa nghỉ lấy sức, vừa sẵn sàng tiếp viện cho Le Bris khi cần thiết.
Ngay sau khi chiếm được Gò Công, đại tá sẽ Foucauld đem kỵ binh rút về địa điểm của lực lượng trù bị bên cạnh chỉ huy trưởng, để lại khinh binh, pháo binh và cứu thương và vài kỵ binh giao cho trung tá Comte, để viên sĩ quan này có thể liên lạc với tổng hành dinh, kịp thông báo khi cứ điểm đối phương đã bị chiếm hoặc để yêu cầu viện binh khi cần thiết. Như vậy, đạo quân trù bị sẽ được tăng cường thêm kỵ binh của đại tá Foucauld vừa đem về, sẵn sàng bước vào cuộc chiến ngày hôm sau.
Bố trí như vậy thì trong khi Le Bris tấn công các pháo đài ở đập cản cùng với hải đội, trung tá Comte sẽ hỗ trợ Le Bris bằng tất cả phương tiện của mình mà không làm nhọc sức lính, sẵn sàng tiến quân, lao vào trận đánh chắc chắn xảy ra hôm sau. Cũng có thể là sau khi chiếm được Gò Công, Foucauld sẽ giao lại quyền chỉ huy đạo quân của mình cho trung tá Comte, ngoại trừ số viện binh của Le Bris, và quay về chỗ chỉ huy trưởng với kỵ binh của mình, chỉ để lại cho Comte một số kỵ binh đủ bảo đảm liên lạc giữa viên sĩ quan cao cấp này với tổng hành dinh.
Bước 3:
Nếu như việc chiếm Gò Công cũng như pháo đài ở đập cản đã hoàn tất từ đêm trước, thì sáng ngày thứ hai trung tá Comte sẽ xuất quân sớm từ Gò Công tiến về Mỹ Hòa… Trong khi đạo quân này tiến về cứ điểm Mỹ Hòa thì đạo quân trù bị sẽ uy hiếp tinh thần quân đối phương bằng những chỉ dẫn của Foucauld cho đến khi đại đội khinh binh từ hướng Nam kịp đến và cả hai đạo quân sẽ cùng hợp sức đánh một đòn quyết định vào cứ điểm Mỹ Hòa.
Một khi căn cứ Mỹ Hòa đã bị hạ, đạo quân của Comte sẽ về đóng ở Gò Công, có nhiệm vụ giữ liên lạc với các hạm thuyền của Le Bris để nhận thực phẩm. Đồng thời Le Bris sẽ phá vỡ các đập cản để thông luồng cho hạm thuyền và nghiên cứu các vị trí đổ bộ, tiến đánh chiếm Bến Gỗ, vì đó sẽ là vị trí xuất phát cho trận đánh ở Biên Hòa. Ngoài ra Le Bris cũng phải chuẩn bị một khu thả gia súc trên một cù lao ông đã dự kiến để bảo đảm tiếp tế cho các đạo quân.
Trung tá Comte sẽ sử dụng thời gian nghỉ ngơi bắt buộc này để đi thị sát phía hữu ngạn từ Gò Công đến Tân Vạn (nguyên văn Dan Van) cho đến khi hoàn tất việc điều quân ở tả ngạn từ Bến Gỗ. Đến lúc đó sẽ phát lệnh về ngày giờ ông phải di chuyển lực lượng của mình.
Kết luận:
1. Hai đội khinh binh phải tập kết ở điểm A càng sớm càng tốt.
2. Đạo binh trù bị cùng với ngựa lừa phải đổ bộ ở điểm A vào chiều thứ bảy, trước khi trời tối để sẵn sàng tiến quân lúc rạng sáng chủ nhật.
3. Bằng mọi phương tiện có thể có, viên chỉ huy hạm đội phải chở đàn bò đến Biên Hòa, để kịp thời cung cấp thực phẩm cho các đạo quân vừa thành lập khu dự trữ (gia súc) tại địa điểm do Le Bris qui định.
4. Phải gửi ngay 2 sà – lúp và một người hướng đạo cho đại tá Le Bris.