Liên hệ trách nhiệm của công dân để biến các đặc trưng của CNXH ở nước ta trở thành hiện thực

By Remi

Liên hệ trách nhiệm của công dân để biến các đặc trưng của CNXH ở nước ta trở thành hiện thực

0 bình luận về “Liên hệ trách nhiệm của công dân để biến các đặc trưng của CNXH ở nước ta trở thành hiện thực”

  1. Nghiên cứu, vận dụng những đặc trưng của xã hội chủ nghĩa trong cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) vào giảng dạy học phần chủ nghĩa xã hội khoa học tại Trường Chính trị TP. Cần Thơ

    Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa, là xã hội tiến bộ, hướng tới giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công và tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Để định hướng cho hoạt động của con người và CNXH, CNCS trở thành hiện thực, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã phác thảo mô hình CNXH với những đường nét cơ bản thể hiện ở những đặc trưng trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo đất nước, trên cơ sở nhận thức về thời đại, về điều kiện phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt là thành tựu những năm đổi mới, nhận thức của đảng ta về CNXH và con đường lên CNXH ngày càng rõ hơn. Điều quan trọng là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên CNXH (năm 1991) đã phác họa mô hình XHCN mà nhân dân ta xây dựng với 6 đặc trưng. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), bổ sung phát triển mô hình CNXH ở Việt Nam toàn diện hơn với 8 đặc trưng. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) trên cơ sở kế thừa Cương lĩnh 1991 và Văn kiện Đại hội X, đồng thời có bổ sung, phát triển mô hình xã hội XHCN ở Việt Nam, cụ thể như sau:

     

                –  Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) bổ sung hai đặc trưng (cơ bản kế thừa từ Đại hội X của Đảng):

                Đặc trưng về mục tiêu tổng quát: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong mục tiêu tổng quát, có sự thay đổi trật tự từ so với văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, đó là cụm từ  “dân chủ” được chuyển lên trước cụm từ “công bằng” nhằm nhấn mạnh bản chất của xã hội XHCN là xã hội dân chủ, đồng thời khẳng định dân chủ là tiền đề, điều kiện của công bằng, văn minh. Muốn thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, trước hết phải quan tâm đến dân chủ, phát huy dân chủ, thực hành dân chủ.

                Đặc trưng về “nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. “Nhà nước pháp quyền” được nêu ở đây khác về chất so với nhà nước pháp quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thể hiện ở bản chất Nhà nước và Nhà nước pháp quyền là sản phẩm của sự phát triển loài người cần phải vận dụng và phát huy. Mặt khác, trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)  thay từ “dưới” sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản bằng từ “do” Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo nhằm khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng hoạt động của Đảng phải trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

     

                – Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng bổ sung, phát triển nội dung 6 đặc trưng trong cương lĩnh 1991, phù hợp hơn với điều kiện phát triển hiện nay:

                Kế thừa Văn kiện Đại hội X, Cương lĩnh khẳng định lại đặc trưng: “do nhân dân làm chủ” thay cho cụm từ “nhân dân lao động làm chủ” (trong Cương lĩnh năm 1991) nhằm mở rộng dân chủ, mỗi người Việt Nam đều là người chủ đất nước và có trách nhiệm trong việc xây dựng đất nước

    Đặc trưng về kinh tế: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp”. trên cơ sở kế thừa Văn kiện Đại hội X nhưng có bổ sung cụm từ “tiến bộ” và diễn đạt rõ ràng hơn. Về quan hệ sản xuất được xem xét toàn diện bao gồm: quan hệ sở hữu; quan hệ tổ chức, quản lý; quan hệ phân phối và quan hệ sản xuất mà chúng ta xây dựng phải là quan hệ sản xuất tiến bộ – quan hệ sản xuất XHCN.

     

                Đặc trưng về con người, Cương lĩnh xác định: Con người “có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) bỏ cụm từ “con người phải được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” trong cương lĩnh 1991. Bởi vì, khi con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thì tất yếu con người đã được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, đồng thời khẳng định con người là trung tâm của chiến lược phát triển, là mục tiêu cao nhất của CNXH – tất cả vì con người và do con người.  

                Đặc trưng về quan hệ dân tộc, Cương lĩnh khẳng định: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Để phù hợp với điều kiện của một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, Cương lĩnh bổ sung thêm cụm từ “tôn trọng”. “Tôn trọng” là một trong những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề dân tộc. Mặt khác cũng mở rộng quan hệ dân tộc đối với tất cả các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam (không chỉ giới hạn trong nước) 

    Về hợp tác quốc tế, Cương lĩnh xác định: “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Đặc trưng này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển; phù hợp với đường lối đối ngoại của đảng ta về mở rộng quan hệ hợp tác không chỉ với nhân dân các nước mà cả với các Nhà nước, các Đảng Cộng sản, các tổ chức quốc tế…

                Nghiên cứu và vận dụng đặc trưng về CNXH mà nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) vào giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học cho đối tượng trung cấp lý luận chính trị-hành chính ở trường Chính trị thành phố Cần Thơ là cần thiết, bởi vì đối tượng học viên là cán bộ ở cơ sở, là lực lượng trực tiếp đưa đường lối của Đảng vào hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, trong phần Chủ nghĩa xã hội khoa học, chuyên đề về “Xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường lên CNXH ở Việt Nam” liên quan trực tiếp đến việc lý giải những đặc trưng trên, do đó cần quan tâm một số vấn đề sau đây:

                – Khẳng định cho người học về mặt nhận thức đối với mô hình CNXH mà chúng ta xây dựng được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) thể hiện ở 8 đặc trưng, đó là biểu hiện tính ưu việt của CNXH, đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

                – Phân tích giúp người học nhận thức được việc xác định, bổ sung, phát triển mô hình CNXH ở Việt Nam từ Cương lĩnh 1991 đến Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, đặc biệt là Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) thể hiện nhận thức của Đảng ta về CNXH ngày càng rõ hơn. Mặt khác, thực tiễn luôn vận động, nhận thức cũng là một quá trình nên những đặc trưng này không phải là khép kín mà trong quá trình phát triển cần được bổ sung, hoàn thiện.

                – Đặc trưng của CNXH không phải là những gì đã có sẵn mà là kết quả của quá trình phấn đấu lâu dài, khó khăn, phức tạp. Điều này chi phối bởi đặc điểm về thời kỳ quá độ ở Việt nam và đặc điểm thời đại . Do đó để xây dựng thành công CNXH đòi hỏi sự phấn đấu nổ lực của toàn Đảng, toàn dân trên cơ sở phát huy tốt vai trò nhân tố chủ quan và khai thác hiệu quả những điều kiện khách quan. Qua đó, người học xác định rõ mục tiêu phấn đấu và trách nhiệm của mình.

                Trên đây là những suy nghĩ bước đầu đối với việc vận dụng những điểm mới trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) về đặc trưng của CNXH ở Việt Nam vào hoạt động giảng dạy.

    Trả lời

Viết một bình luận