lm hộ mk nhé!!!! Đưa một vật nặng 100kg lên độ cao 7 m, người ta dùng một trong hai cách sau: 1. Dùng mặt phẳng nghiêng dài 12 m và lực kéo vật lên đ

lm hộ mk nhé!!!!
Đưa một vật nặng 100kg lên độ cao 7 m, người ta dùng một trong hai cách sau:
1. Dùng mặt phẳng nghiêng dài 12 m và lực kéo vật lên đều theo mặt phẳng nghiêng là 680N. Tính công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng và tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng đó?
2. Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định và một ròng rọc động để đưa vật lên. Biết hiệu suất của hệ thống ròng rọc này là 96%. Tính độ lớn của lực kéo đầu dây để đưa vật lên?

0 bình luận về “lm hộ mk nhé!!!! Đưa một vật nặng 100kg lên độ cao 7 m, người ta dùng một trong hai cách sau: 1. Dùng mặt phẳng nghiêng dài 12 m và lực kéo vật lên đ”

  1. Trọng lượng của vật là 

    $P=10m=100.10=1000N$

    1/ Công kéo lên theo mặt phẳng nghiêng (công toàn phần) là:

    $A_{tp}=F.s=680.12=8160J$

    Công có ích là:

    $A_i=P.h=1000.7=7000J$

    Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là:

    $H=\dfrac{A_i}{A_tp}=\dfrac{7000}{8160}=85,8\%$

    2/ Vì ròng rọc động có tác dụng làm lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đường đi nên sẽ phải kéo quãng đường $s=2h=14m$. Còn ròng rọc cố định chỉ có tác dụng làm thay đổi chiều của vật.

    Công có ích là:

    $A_i=1000.7=7000J$

    Công toàn phần là:

    $A_{tp}=F.s=14F\,\,J$

    Vì hiệu suất hệ thống ròng rọc là 96%

    $→H=\dfrac{A_i.100}{A_{tp}}=96%$

    $→\dfrac{7000.100}{14F}=96\\↔1344F=700000\\↔F=520,83N$

    Vậy lực kéo tác dụng vào đầu dây để đưa vật lên là 520,83N

    Bình luận
  2. Đáp án:

     1.8160J và 85,78%

    2.520,83N

    Giải thích các bước giải:

     1.Công kéo vật lên mặt phẳng nghiêng là:

    \[A = F.l = 680.12 = 8160J\]

    Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

    \[H = \frac{{P.h}}{A} = \frac{{10m.h}}{A} = \frac{{10.100.7}}{{8160}} = 85,78\% \]

    2.Khi sử dụng ròng rọc cố định thì ta lợi hai lần về lực nên lực cần kéo là:

    \[F = \frac{P}{2} = \frac{{10m}}{2} = 5.100 = 500N\]

    Vì hiệu suât chỉ đạt 96% nên thực tế phải kéo với lực:

    \[{F_{tt}} = \frac{F}{{96\% }} = 520,83N\]

    Bình luận

Viết một bình luận