Lỗ lũy kế là gì? Hướng dẫn cách hạch toán lỗ lũy kế

Nếu bạn là một nhà kinh doanh, hãy đảm bảo mình hiểu rõ lỗ lũy kế là gì để có thể kiểm soát các chi tiêu tài chính của đơn vị. Chỉ tiêu này được xác định dựa theo công thức riêng và có những nguyên tắc bất di bất dịch trong hạch toán sổ sách kế toán. Do đó, mTrend lưu ý bạn đọc nên tìm hiểu thật kỹ để tránh tính toán sai lệch, ảnh hưởng đến sự cân bằng của báo cáo tài chính.

Lỗ lũy kế là gì?

Để có thể hiểu rõ lỗ lũy kế, bạn cần hiểu lũy kế là gì. Lũy kế là số liệu tổng hợp của các năm trước và chuyển vào kỳ hạch toán tiếp theo. Nói cách khác, đây là giá trị lũy tiến cộng dồn và nối tiếp nhau. 

Ví dụ: Tháng 6 doanh nghiệp nợ 3 triệu, tháng 7 nợ 2 triệu. Nếu số nợ này vẫn chưa được trả thì nợ lũy tiến là 5 triệu. 

Lỗ lũy kế là tình trạng suy giảm giá trị tài sản
Lỗ lũy kế là tình trạng suy giảm giá trị tài sản

Lỗ lũy tiến là chỉ số thể hiện sự suy giảm giá trị của tài sản. Trong trường hợp tài sản bị giảm trị, giá trị ghi sổ sách của nó sẽ nhiều hơn giá trị thực tế. 

Nói một cách dễ hiểu, khi giá trị tài sản trong sổ kế toán lớn hơn giá trị thực bên ngoài là có sự suy giảm giá trị. Lúc này, kế toán bắt buộc phải khai nhận lỗ lũy kế hay còn gọi là khấu hao tài sản. 

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua máy móc dùng để sản xuất có thời gian khấu hao 5 năm nhưng đến năm thứ 4 đã khấu hao hết giá trị sử dụng. Điều này có nghĩa, thời gian sử dụng thực tế của tài sản hao mòn nhanh hơn so với cách tính khấu hao. => Tồn tại khoản lỗ lũy kế. 

Công thức tính lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế bằng giá trị trên sổ kế toán trừ giá thực tế của tài sản đó
Lỗ lũy kế bằng giá trị trên sổ kế toán trừ giá thực tế của tài sản đó

Để xác định lỗ lũy kế, bạn dựa vào công thức sau: 

Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ kế toán của tài sản – Giá trị thu hồi của tài sản

Một số trường hợp kế toán không thể tính được giá trị thu hồi riêng lẻ của từng tài sản trong khối tài sản chung. Lúc này, bạn có thể thay bằng giá trị thu hồi của toàn doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng nhận được chính là tổng lỗ lũy kế.

>> Xem thêm: Kinh doanh gì ít vốn lợi nhuận cao và an toàn?

Cách hạch toán lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế hay khấu hao tài sản doanh nghiệp là chi phí bắt buộc phải hạch toán trong số sách kế toán để đảm bảo các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính được cân đối.

Khi nào nên hạch toán lỗ lũy kế?

Hạch toán ngay sau khi xác định chỉ số
Hạch toán ngay sau khi xác định chỉ số

Khi xác định lỗ lũy kế là gì, kế toán cần tiến hành hạch toán ngay. Tùy từng trường hợp sẽ có cách ghi nhận khác nhau: 

  • Mô hình áp dụng hay đánh giá: Ghi Nợ = Chi phí lỗ lũy kế được xác định bằng lãi / lỗ dựa trên số tài sản có. 
  • Mô hình thực được thực thi: Ghi Nợ = Thặng dư được đánh giá lại / Nguồn vốn trên tài sản có.

Lưu ý: Khi tính toán bạn cần điều chỉnh cả chi phí khấu hao cho lần tiếp theo. 

>> Xem thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Tại sao cần xác định lợi nhuận thuần?

Lỗ lũy kế là gì? Có thể đảo ngược không?

Một số bạn thắc mắc rằng khi tính được lỗ lũy kế liệu có thể đảo ngược khoản này không. Câu trả là lời là CÓ. 

Ngay cả khi con số thay đổi là rất nhỏ cũng có thể khiến lỗ lũy kế giảm và viện hoàn nhận lũy kế được chấp nhận. Nợ được hiểu là tài sản có trên hoàn nhập lỗ lũy kế do đó bạn cần chú ý:

  • Điều chỉnh về chi phí khấu hao kỳ sau. 
  • Không được đảo ngược lỗ lũy kế trên lợi thế thương mại.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên mục Kinh Doanh về lỗ lũy kế là gì. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích, giúp bạn có thể dễ dàng tính toán và hạch toán hiệu quả, chính xác. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu giải đáp nào, hãy gửi mail vào hòm thư của mTrend Việt Nam nhé!

Viết một bình luận