Lời khuyên cho các bạn hay làm văn: ” Các bạn biết làm văn tốt, nhưng đó là trình độ của lớp dưới đừng nghĩ bạn giỏi văn là bạn làm được bài lớp trên nhó, càng lên 1 bậc trình độ văn càng khó dần, chứ đâu như toán,lí hóa,… đâu môn đó chỉ thực hành, áp dụng và làm bài tập là chính, thế bạn nghĩ môn văn cũng có thực hành không .__?, hẻm lẽ thực hành của các bạn là viết văn thoi à ???, nhà văn; nhà thơ thời hiện đại và phong kiến xưa cũng có 1 sự cách biệt lớn như vẫn có thể bắt kịp với thời đại là vì saoc hứ nhể … ”
Viết đoạn văn nghị luận cho thấy rằng đoạn văn trên là không đúng, thuyết minh lại cho người khác đọc cảm thấy thuyết phục
Môn văn là một bộ môn vô cùng thú vị. Bởi người ta có thể thỏa sức tưởng tượng. Và một điều càng khiến cho người ta thích môn văn hơn đó là môn văn không hề có cấp bậc gì cả. Môn văn thực sự không hề khó, cái khó ở đây là do chúng ta chưa tìm hiểu kĩ, chúng ta mới chỉ đọc đề bằng một cái nhìn 1 chiều. Ví dụ như khi ta viết một bài văn nghị luận về đề tài môi trường mà ta không biết môi trường nào hiện nay đang bị ô nhiễm thì liệu ta có viết được một bài văn không? Đúng như vậy, môn văn không khó, ta chỉ cần chịu khó tìm hiểu, mở rộng sự hiểu biết thì cho dù có gặp một bài văn khó thế nào thì ta vẫn có những luận cứ, minh chứng thuyết phục để tạo thành một bài văn hoàn chỉnh. Môn văn còn không giới hạn độ tuổi vì thế những bạn nhỏ tuổi cũng có thể đọc một số tác phẩm hay, đặc sắc, nó sẽ giúp cho các bạn có một tâm hồn phong phú, giàu trí tưởng tưởng. Ngoài ra, người giỏi văn không phải là ”giỏi văn”- tốt văn, điểm cao văn mà là những người có một kho tàng tri thức khổng lồ, họ có vốn từ khổng lồ.. Những người như vậy, hầu hết tất cả các loại văn như thơ, văn bản nhật dụng, bài báo.. họ đều có thể viết được. Và trình độ của họ có thể nói rằng là người lành nghề, chuyên sâu. Môn văn còn là một môn thực tế. Điều đó có thể chứng minh qua các bài báo. Nếu một người viết báo mà không biết viết thế nào, chọn từ sao cho đúng với hoàn cảnh thì liệu họ có viết nổi một bài báo? Chắc chắn là không, vậy nên môn văn rất quan trọng và tính áp dụng cũng cao. Nhờ có nó mà ta có vốn từ phong phú, có thêm một kho tàng tri thức, khổng lồ. Môn văn cần những con người chuyên đi tìm tòi học hỏi chứ không cần những con người có cái nhìn 1 chiều, bảo thủ!
Lợi ích :
Môn văn có vô vàn lợi ích. Đầu tiên đó là môn văn giúp ta có vốn từ ngữ phong phú, khổng lồ và giàu trí tưởng tượng hơn. Và Mỗi khi đọc thêm một tác phẩm văn học thì ta không chỉ mở rộng kiến thức về một lĩnh vực, một vấn đề mà ta hoàn toàn có thể đem những kiến thức ta học được từ văn học để áp dụng vào đời sống. Thứ hai, môn văn giúp cho đời sống của ta thêm phong phú. Điều này, ta có thể thấy ngay từ khi còn bé, chính nhờ những câu chuyện của mẹ kể mà ta đã có một tuổi thơ thật đẹp và đồng thời những câu chuyện ấy cũng giúp cho các bà mẹ dạy con mình những bài học làm người, đạo lí sâu sắc. Và thứ ba, văn học có thể coi như là một cuốn sách chứa lịch sử của loài người vậy. Nhờ những bài văn thơ ca mà tổ tiên để lại, nhờ những câu văn hay của các nhà bác học… mà ta đã biết thời bấy giờ dã có những dồ dùng gì, xã hội lúc ấy có bao nhiêu tầng lớp…
Tác hại :
Môn văn thực sự có thể nói rằng không có tác hại. Có hại hay không là còn tùy cách nhìn nhận của từng người. Có người thì thấy môn văn hay, bay bổng. Hoặc có người thấy môn văn dở tệ vì phải viết những bài văn quá xa so với thực tế. Môn văn cũng giống như các môn học khác vậy đó, người thích thì khen nấy khen để còn người ghét thì chê bai, hắt hủi. Nhưng dù có ghét nó thế nào thì bản thân chúng ta vẫn phải học nó. Tác hại của việc không học nó lại càng đáng sợ hơn. Giả sử, ta muốn tranh luận về một vấn đề nào đó mà không biết dùng từ ra sao, chọn sai từ thì liệu ta có thắng được trong cuộc tranh luận đó không? Tất nhiên là không, thay vì chúng ta cứ bảo thủ, luôn nghĩ rằng ”môn văn chán thế” thì hãy bở suy nghĩ đó đi. Hãy học cách tiếp nhận và thưởng thức nó .