lựa chọn 1 chủ đề về ATGT mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Giải thích vì sao em chọn chủ đề đó.( chủ đề 1: chú ý những nơi tầm nhìn bị che khuất.Chủ đề 2: dự đoán để tránh các tình huống nguy hiểm.Chủ đề 3: ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền.)
Các chủ đề an toàn giao thông mà em đã học như: chú ý những nơi tầm nhìn bị che khuyết; dự đoán tránh các tình huống nguy hiểm; ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền;… em thấy đều rất quan trọng và cần thiết, nhưng em ấn tượng nhất với chủ đề “chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất”. Đây là chủ đề rất hay gặp trong khi tham gia giao thông, rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do tầm nhìn của lái xe bị che khuất, hoặc người tham gia giao thông chưa có đầy đủ kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông ở những nơi đó. Vì vậy, em lựa chọn chủ đề này để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến mọi người để tất cả mọi người có đầy đủ kiến thức và cách xử lí phù hợp ở những nơi có tầm nhìn che khuất.
Kế hoạch tuyên truyền chi tiết:
Mục đích:
– Tuyên truyền đến tất cả mọi người kiến thức về an toàn giao thông, các chú ý quan trọng ở các nơi tầm nhìn bị che khuất.
– Giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó.
– Nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
– Xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh, đặc biệt là ở những nơi tầm nhìn bị che khuất.
Yêu cầu
– Tuyên truyền phổ biến, rộng rãi đến tất cả mọi người.
– Nội dung tuyên truyền đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu nhất để đảm bảo mọi người tham gia giao thông đều có thể hiểu và chấp hành nhanh chóng.
Đối tượng tham gia
– Tất cả mọi nhà, tất cả mọi người.
Nội dung chính
* Những nơi có tầm nhìn bị che khuất:
– Những đoạn đường có vật cản lớn che khuất như: góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô to đỗ sai quy định….
* Mối nguy hiểm:
– Che lấp các biển báo, đèn giao thông làm người lái xe không biết rõ được các quy tắc tham gia giao thông ở đoạn đường này.
– Làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
* Các xử lí khi tham gia giao thông ở nơi có tầm nhìn bị che khuất:
– Khi đi đến nơi tầm nhìn bị che khuất cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh.
– Những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp.
– Khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng.
– Khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn.
…..
Phương thức tuyên truyền
+ Vẽ tranh, in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động…) tuyên truyền về các chú ý ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất.
+ Tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường, mạnh dạn đề xuất các biện pháp xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất.
+ Cùng các bạn khác trong nhóm, lớp xây dựng, tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.
+ Truyên truyền các cách xử lí khi tham gia giao thông nơi tầm nhìn bị che khuất đến mọi người trong gia đình và tổ dân phố.
…..
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… thì sẽ xảy ra tai nạn gao thông Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.