Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám . bản chất xung đột giữa mẹ con Cám vs Tấm ? cách giả quyết như thế nào ? ý nghĩa . quá trình dấu tranh g

Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám .
bản chất xung đột giữa mẹ con Cám vs Tấm ?
cách giả quyết như thế nào ? ý nghĩa .
quá trình dấu tranh giành lại hạnh phúc của tấm . ý nghĩa
giúp vs ạ em đang cần gấp ạ
cao nhân nào giúp em vs

0 bình luận về “Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám . bản chất xung đột giữa mẹ con Cám vs Tấm ? cách giả quyết như thế nào ? ý nghĩa . quá trình dấu tranh g”

  1. * Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám

    – Xuất xứ xung đột: quan hệ dì ghẻ – con chồng: quan hệ giữa kẻ mồ côi với bà mẹ ghẻ và em cùng cha khác mẹ.

    – Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.

    * bản chất xung đột giữa mẹ con Cám vs Tấm

    – phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ gia đình bình dân, bình thường , phổ biến xã hội.  Đó là mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng.

    – mang ý nghĩa xã hội là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa lao động và bóc lột, giữa thật thà gian trá. 

    * cách giả quyết mâu thuẫn 

    – Mẹ con Cám tìm cách hãm hại Tấm nên đã bị trừng trị, Tấm sống cuộc sống hạnh phúc qua các lần hóa thân

    -> Thể hiện được quá trình gian lao vất vả khi tìm hạnh phúc nhưng cũng thể hiện một chân lý: ở hiền gặp lành.

    * quá trình dấu tranh giành lại hạnh phúc của tấm

    – Tấm trở thành vợ vua, về nhà giỗ bố, bị mẹ con Cám lừa chặt cây cau, giết chết rồi cho Cám vào cung thay chị

    – Tấm hóa thành chim Vàng anh, vạch mặt Cám. Chim được vua yêu. Mẹ con Cám lại làm thịt chim để ăn, đổ lông ra vườn. Xung đột tiếp tục leo thang: mẹ con Cám trở thành kẻ thù giết Tấm lần thứ hai.

    – Chỗ lông chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt và xinh đẹp. Nhà vua yêu thích cây xoan, mắc võng ra đấy ngủ, không hề để ý đến Cám. Mẹ con Cám lại lừa chặt cây xoan làm khung cửi. Hai mẹ con Cám trở thành kẻ thù giết Tấm lần thứ ba.

    – Khung cửi dệt vải lại kêu lên “kẽo cà kẽo kẹt… ” để tố cáo Cám. Mẹ con Cám lại đem đốt khung và đổ tro thật xa. 

    – Từ nơi xa, Tấm hóa thành cây thị, hóa thân vào quả thị để trở lại làm người. Đây là tình tiết cuối cùng, nhờ có phép lạ. Tấm trở về trả thù mẹ con nhà Cám.

    -> Ý nghĩa: Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. 

    Bình luận

Viết một bình luận