Mấy bạn có thể cho mình vài câu hỏi và đáp án vận dụng CN7 ko..
0 bình luận về “Mấy bạn có thể cho mình vài câu hỏi và đáp án vận dụng CN7 ko..”
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7
Câu 1. Kể tên được các loại phân bón và đưa ra được cách sử dụng : căn cứ vào thời kỳ bón phân người ta chia ra làm : bón lót ( thường áp dụng cho các loại phân khó tan , ít tan hay khó tiêu như phân hữu cơ , phân lân … ) và bón thúc ( thường áp dụng cho các loại phân hòa tan cây dễ sử dụng như đạm , kali hoặc phân hữu cơ hoai mục )
* Hậu quả của việc sử dụng phân bón không đúng cách phân bón không được sử dụng hết có thể gây ô nhiễm môi trường đất , nước , không khí , nếu bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng trên cây lúa sẽ gây nên hiện tượng lúa lốp , tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh , dễ bị đổ ngã . Nếu sử dụng phân bón vi lượng trong đó có đồng và kẽm bón trực tiếp cho các loại cây rau ăn lá , cho chè và các quả không có vỏ bóc mà không chú ý tới thời gian cách ly và liều lượng sẽ gây độc cho người dùng
. Câu 2. Tác hại của sâu , bệnh đối với cây trồng : Sâu , bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng . Khi bị sâu , bệnh phá hoại cây trồng sinh trưởng , phát triển kém , năng suất và chất lượng nông sản giảm , thậm chí không cho thu hoạch .
Một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định được nguyên nhân gây ra : Cành bị gãy do sâu đục thân , lá bị thủng do sâu ăn lá , nhện đỏ chích hút nhựa làm lá non cong và xoắn lại … Bệnh đốm vi khuẩn làm cho lá , quả bị đốm đen , nâu ; bệnh thối rễ đen làm cho rễ bị thối , đen nhiều chỗ ; bệnh vàng lá ở cây lúa , bệnh xoăn lá làm lá bị biến dạng , bệnh nứt thân , chảy nhựa làm quả bị chảy nhựa
Câu 3. Kể tên một số loài côn trùng có ích và côn trùng có hại cho cây trồng
. – Có lợi : nhện ăn côn trùng , bọ xít mù xanh , bọ xít nước ăn trứng và tiêu diệt rầy hại lúa , bọ rùa ăn rầy , ong kí sinh đẻ trứng vào sâu non , thụ phấn cho hoa , kiến ăn sâu bọ …
– Có hại : sâu ăn lá , bọ xít ăn quả và lá , rệp vừng hút nhựa cây , nhện đỏ chích hút nhựa làm lá non cong và xoắn lại …
* Giải thích vì sao thuốc trừ sâu sinh học hiện nay đang được sử dụng phổ biến : thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả lâu dài , bền ; bảo tồn được cân bằng hệ sinh thái và không làm ảnh hưởng tới các thiên địch có lợi , không gây ô nhiễm môi trường .
Câu 4. * Thời vụ gieo trồng : là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng 1 loại cây . Các vụ gieo trồng ở nước ta đều tập trung vào ba vụ trong năm là vụ đông xuân , vụ hè thu và vụ mùa . Riêng miền Bắc còn có vụ đông .
* Các biện pháp chăm sóc cây trồng và mục đích của các biện pháp :
-Tỉa và dặm cây : đảm bảo mật độ , khoảng cách trong ruộng , vườn .
– Làm cỏ : diệt cỏ dại , hạn chế sự cạnh tranh chất dinh dưỡng Vun xới làm cho đất tơi xốp , chống đổ cây
– Tưới nước : giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn
– Tiêu nước : giúp cây không bị ngập úng
Câu 5. Tác dụng của các công việc làm đất:
: – Cày đất : làm cho đất tơi xốp , thoáng khí và vùi lấp cỏ dại – Bừa đất : trộn đều phân , thu gom cỏ dại
– Đập đất : làm nhỏ đất , san phẳng mặt ruộng
– Lên luống : dễ chăm sóc , chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng , phát triển
Câu 6. Cách thu hoạch một số loại nông sản phổ biến : –
Hái , ngắt : rau , cam , quýt , đậu xanh ….
– Nhổ : củ cải , củ cà rốt , su hào , đậu phộng …
. – Đào : khoai tây , khoai lang , củ mài , khoai mỡ , khoai môn …
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7
Câu 1. Kể tên được các loại phân bón và đưa ra được cách sử dụng : căn cứ vào thời kỳ bón phân người ta chia ra làm : bón lót ( thường áp dụng cho các loại phân khó tan , ít tan hay khó tiêu như phân hữu cơ , phân lân … ) và bón thúc ( thường áp dụng cho các loại phân hòa tan cây dễ sử dụng như đạm , kali hoặc phân hữu cơ hoai mục )
* Hậu quả của việc sử dụng phân bón không đúng cách phân bón không được sử dụng hết có thể gây ô nhiễm môi trường đất , nước , không khí , nếu bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng trên cây lúa sẽ gây nên hiện tượng lúa lốp , tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh , dễ bị đổ ngã . Nếu sử dụng phân bón vi lượng trong đó có đồng và kẽm bón trực tiếp cho các loại cây rau ăn lá , cho chè và các quả không có vỏ bóc mà không chú ý tới thời gian cách ly và liều lượng sẽ gây độc cho người dùng
. Câu 2. Tác hại của sâu , bệnh đối với cây trồng : Sâu , bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng . Khi bị sâu , bệnh phá hoại cây trồng sinh trưởng , phát triển kém , năng suất và chất lượng nông sản giảm , thậm chí không cho thu hoạch .
Một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định được nguyên nhân gây ra : Cành bị gãy do sâu đục thân , lá bị thủng do sâu ăn lá , nhện đỏ chích hút nhựa làm lá non cong và xoắn lại … Bệnh đốm vi khuẩn làm cho lá , quả bị đốm đen , nâu ; bệnh thối rễ đen làm cho rễ bị thối , đen nhiều chỗ ; bệnh vàng lá ở cây lúa , bệnh xoăn lá làm lá bị biến dạng , bệnh nứt thân , chảy nhựa làm quả bị chảy nhựa
Câu 3. Kể tên một số loài côn trùng có ích và côn trùng có hại cho cây trồng
. – Có lợi : nhện ăn côn trùng , bọ xít mù xanh , bọ xít nước ăn trứng và tiêu diệt rầy hại lúa , bọ rùa ăn rầy , ong kí sinh đẻ trứng vào sâu non , thụ phấn cho hoa , kiến ăn sâu bọ …
– Có hại : sâu ăn lá , bọ xít ăn quả và lá , rệp vừng hút nhựa cây , nhện đỏ chích hút nhựa làm lá non cong và xoắn lại …
* Giải thích vì sao thuốc trừ sâu sinh học hiện nay đang được sử dụng phổ biến : thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả lâu dài , bền ; bảo tồn được cân bằng hệ sinh thái và không làm ảnh hưởng tới các thiên địch có lợi , không gây ô nhiễm môi trường .
Câu 4. * Thời vụ gieo trồng : là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng 1 loại cây . Các vụ gieo trồng ở nước ta đều tập trung vào ba vụ trong năm là vụ đông xuân , vụ hè thu và vụ mùa . Riêng miền Bắc còn có vụ đông .
* Các biện pháp chăm sóc cây trồng và mục đích của các biện pháp :
-Tỉa và dặm cây : đảm bảo mật độ , khoảng cách trong ruộng , vườn .
– Làm cỏ : diệt cỏ dại , hạn chế sự cạnh tranh chất dinh dưỡng Vun xới làm cho đất tơi xốp , chống đổ cây
– Tưới nước : giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn
– Tiêu nước : giúp cây không bị ngập úng
Câu 5. Tác dụng của các công việc làm đất:
: – Cày đất : làm cho đất tơi xốp , thoáng khí và vùi lấp cỏ dại – Bừa đất : trộn đều phân , thu gom cỏ dại
– Đập đất : làm nhỏ đất , san phẳng mặt ruộng
– Lên luống : dễ chăm sóc , chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng , phát triển
Câu 6. Cách thu hoạch một số loại nông sản phổ biến : –
Hái , ngắt : rau , cam , quýt , đậu xanh ….
– Nhổ : củ cải , củ cà rốt , su hào , đậu phộng …
. – Đào : khoai tây , khoai lang , củ mài , khoai mỡ , khoai môn …
. – Cắt : lúa , hoa , dưa hấu , thanh long …