mấy bạn làm hộ mình đề này với từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về mố

mấy bạn làm hộ mình đề này với
từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “học” và “hành”

0 bình luận về “mấy bạn làm hộ mình đề này với từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về mố”

  1.  Trong bài “Bàn luận về phép học” được trích trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung trình bày về mục đích của việc học. Học với hành luôn đi đôi với nhau và mối quan hệ giữa học và hành là vấn đề luôn được mọi người quan tâm trong nhiều thế kỷ qua.

     Vậy “học” là gì? Học là hoạt động của trí óc để ta có thể tiếp thu kiến thức, những cái mới mẻ, những điều chưa biết. Và luyện tập những kĩ năng do người khác truyền tải lại cho chúng ta hoặc do chúng ta tự tìm tòi trên mạng. Nên ta có thể nói có rất nhiều cách để học.

     Và như thế nào được gọi là “hành” ? Vâng “hành” là thực hành, là hành động ứng dụng những kiến thức đã được học trên trường, trong sách vở vào thực tế, đời sống hằng ngày. 

     Vậy “Học đi đôi với hành” có nghĩa là : vừa học lý thuyết ở trên trường, trong sách vở và cái đó được ví như một nguồn sáng để soi sáng cho việc hành. Học với hành là một quá trình thống nhất, luôn đi đôi với nhau, có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau.

     Có thể nói “hành” chính là mục đích của việc học. Có tác dụng củng cố lý thuyết đã được học. Chẳng hạn như là : một người tuy học rất giỏi, lý thuyết luôn luôn nắm vững. Nhưng nếu không thực hành thì những kiến thức đó sẽ không  phục vụ, giúp ích cho chúng ta trong đời sống hằng ngày. Và vào một khoảng thời gian nào đó những kiến thức này sẽ trôi đi. Có học thì mới có hành nếu như học mà không hành thì cũng vô ích và ngược lại nếu như hành mà không học thì cũng không trôi chảy. Nếu chúng ta không học thì sẽ bị lạc hậu và không đuổi kị các nước khác.

     Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì trong quá trình học phải biết sáng tạo, động não tư duy…Học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Hãy học làm sao một cách có hiệu quả và luôn đi đôi với hành.

     Qua việc phân tích trên cho ta thấy. Học với hành xem như một nguyên lý, phương châm, phương pháp quan trọng và hết sức cần thiết. Hãy học bằng nỗ lực của bản thân mình cộng với niềm đam mê thì nhất định mình sẽ về đến đích. 

    CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

     

    Bình luận
  2. Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã bày tỏ một số phương pháp học tập về mối quan hệ giữa “học” và “hành” trong đời sống của mỗi người học sinh. Học phải đi đôi với hành thì việc học mới có ý nghĩa. Vậy học hành có nghĩa là gì ? Học là tiếp thu tri thức nhân loại thông qua hoạt động sách vở. Hành là vận dụng những gì đã học vào để thực tiễn đời sống. “Học” và “hành” luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. “Học” phải đi đôi với “hành” vì học hành luôn luôn quan trọng. Học hành có ý nghĩa đối với thực tế trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người từ xưa và nay. Đối với tiếng Việt và tiếng Anh thì giúp ta nâng cao được vốn từ và từ vựng, Toán học giúp phát triển tư duy, đối với những môn học tự nhiên giúp chúng ta hiểu biết những thứ xung quanh… Vậy học hành giúp mở mang kiến thức và tư duy trừu tượng. Một người muốn làm điều gì, nhất định phải có hiểu biết thứ mình muốn làm. Mà có hiểu biết thì phải có vận dụng và tư duy đúng Nếu “học” không được đi đôi với “hành” thì học với hành sẽ trở nên vô ích, vô nghĩa. Và nếu “hành” cũng không được bắt đầu từ học thì “hành” sẽ không thể biết vận dụng vào lí thuyết vào thực tiễn đời sống được. “Học” và “hành” là hai người bạn gắn bó, luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vậy học hành luôn cần thiết trong đời sống của chúng ta, ta không nên coi nhẹ mặt nào.

    Bình luận

Viết một bình luận