Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi, nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Câu ca dao thể hiện tâm trang lo lắng của một người con gái. Cô là một cô gái có phẩm chất tốt đẹp, nhu mì. Nhưng, nhan sắc của cô không quá đẹp và xuất sắc. Với tâm trạng lo lắng đó, cô đã phải tự giới thiệu và buông lời hứa hẹn để người khác biết được vẻ đẹp của cô.
Câu 1
Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”
+ Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
+ Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
+ Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.
– Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.
+ Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai
Câu 2 :người phụ nữ – củ ấu gai
– Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
– Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
– Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
Câu 3 :
Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:
– Ẩn dụ và hoán dụ
+ Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
+ Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
– Phép điệp (lặp từ ngữ)
+ “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.
c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?
– Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.
d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.
Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.
Câu 4 :
Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.
+ Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
+ Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.
Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:
Ước gì sông rộng một gang
Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu
Câu 5
– Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn
+ Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
+ Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt
+ Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung
– Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu
Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng
→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt
Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Câu 6
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:
+ Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá
– Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…
– Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn
Học tốt
Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa :
Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi, nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Câu ca dao thể hiện tâm trang lo lắng của một người con gái. Cô là một cô gái có phẩm chất tốt đẹp, nhu mì. Nhưng, nhan sắc của cô không quá đẹp và xuất sắc. Với tâm trạng lo lắng đó, cô đã phải tự giới thiệu và buông lời hứa hẹn để người khác biết được vẻ đẹp của cô.
Chúc bạn làm tốt nha !!!