mấy bn có thể viết cho mik tóm tắt ba bài vật lí 6 ko ak đó là đòn bẩy và ròng rọc và sử nở vì nhiệt của chất rắn

mấy bn có thể viết cho mik tóm tắt ba bài vật lí 6 ko ak đó là đòn bẩy và ròng rọc và sử nở vì nhiệt của chất rắn

0 bình luận về “mấy bn có thể viết cho mik tóm tắt ba bài vật lí 6 ko ak đó là đòn bẩy và ròng rọc và sử nở vì nhiệt của chất rắn”

  1. Đòn bẩy

    +Mỗi đòn bẩy đều có:

    Điểm tựa là O

    Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào 1 điểm của đòn bẩy (O1)

    Lực nâng vật  (F2) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy (O2) 

    +Đòn bẩy có 2 dạng:

    Dạng 1: các lực tác dụng ở hai phía của điểm tựa 

    Dạng 2: các lực tác dụng ở cùng một phía với điểm tựa.

    Ròng rọc

    Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay chuyển động. Khi kéo dây không những ròng rọc quay quanh trục của nó mà còn di chuyển cùng với vật.

    Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).

    Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi)

    Sự nở vì nhiệt của chất rắn

    có hai loại co (dãn) của chất rắn:

     Sự nở dài: nở hoặc co lại theo chiều dài.

    Sự nở khối: vật to lên hoặc bé đi theo thể tích.

    Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn: Các chất rắn khác nhau thì sự nở về nhiệt của chúng cũng khác nhau.

    Bình luận
  2. $#Tóm tắt$

    – Có 3 loại máy cơ đơn giản:

     + Mặt phẳng nghiêng: giúp kéo (đẩy) vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

     + Đòn bẩy: giúp nâng vật với lực nâng nhỏ hơn trọng lượng vật nếu khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa lớn hơn khoảng cách từ điểm đặt của vật đến điểm tựa

     + Ròng rọc: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (ròng rọc cố định) hoặc làm lực kéo vật nhó hơn trọng lượng của vật (ròng rọc động)

    => Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn.

    – Mỗi đòn bẩy đều có:

     + Điểm tựa là O

     + Điểm tác dụng của lực F1  và O1 .

     + Điểm tác dụng của lực F2 và O2.

    Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1

    **Chất rắn** 

     + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

     + Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau.

    $#Chất rắn: Nhôm > Đồng > Sắt (thép)$

    -> Dựa vào đề cương của mình ạ.

    $#Chúc cậu học tốt \^o^/$

    $Julie Intellectual Genius$

     

    Bình luận

Viết một bình luận