MẤY BN GIỎI VĂN ĐÂU HẾT RÙI GIÚP MIK VS
NO COPE MẠNG
ĐỀ : hãy làm bài văn trình bày nổi bật lối sống vô cùng thanh bạch và giản dị của bác hồ
LƯU Ý : LÀ LÀM MỘT BÀI VĂN NHA VÀ THÂN BÀI CS 3 ĐOẠN TRỞ LÊN
HỨA VOTE 5 SAO +CẢM ƠN +CRLHN
MẤY BN GIỎI VĂN ĐÂU HẾT RÙI GIÚP MIK VS
NO COPE MẠNG
ĐỀ : hãy làm bài văn trình bày nổi bật lối sống vô cùng thanh bạch và giản dị của bác hồ
LƯU Ý : LÀ LÀM MỘT BÀI VĂN NHA VÀ THÂN BÀI CS 3 ĐOẠN TRỞ LÊN
HỨA VOTE 5 SAO +CẢM ƠN +CRLHN
BÁC HỒ là một vị cha già kính yêu của những người dân tộc VIỆT NAM. LÀ lãnh tụ vĩ đại của đất nước , là danh nhân văn hóa thế giới. Tuy bác là một chủ tịch nước nhưng lối sống của Bác luôn đề cao sự giản dị và thanh bạch. Như bài thơ của nhà thơ TỐ HỮU nói lên lối sống đầy giản dị của BÁC là:
“ Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
không phải tự nhiên mà dân tộc ta từ gia đến trẻ đều gọi BÁC bằng hai tiếng thân thương đó là BÁC HỒ, đó chính là vì bắc đã cống hiến cho đất nước ta rất là nhiều và đó cũng chính là tình yêu , lòng kính mền của dân tộc ta đối với BÁC HỒ. Trong sinh hoạt, ăn mặc của BÁC giản dị thế nào ta hằng biết và được nhiều người truyền miệng lại với nhau .Bữa cơm, đồ dùng , lối sống. bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất,căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. cũng như nhà thơ TỐ HỮU viết:
“Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
những việc này cho thấy BÁC là một người sống rất giản dị, yêu thiên nhiên,thanh bạch.
tuy BÁC HỒ đã mãi mãi đi xa nhưng trong lòng em vẫn lun nhơ BÁC, không chỉ mình em nhờ BÁC mà cả dân tộc VIỆT NAM đều nhớ BÁC.Em rất tự hào đất nước vì đã có một vị lãnh đạo vĩ đại, biết nhiều thứ tiếng, em thấy không ai biết nhiều thứ tiếng như BÁC cả. em nghĩ mỗi người dân trong đất nước VIỆT NAM đều có tinh thần học thật giỏi, noi theo gương BÁC HỒ.
chúc bạn học/ thi tốt
* mình hơi vội làm dàn ý hoi nha ^^ (dàn ý chi tiết nên chỉ cần chuyển ý thôi nhé)
1. MB:
-Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã là một nhân vật đại diện tiêu biểu cho đất nước ta. Tên tuổi của Bác lẫy lừng năm châu, ai ai cũng tôn trọng Bác, biết đến Bác không chỉ vì cuộc đời chính trị “lay trời chuyển đất”, sự nghiệp văn học đồ sộ mà còn vì cuộc sống giản dị, giản dị đến bất thường của Bác.
2. TB:
a) Giản dị trong đời sống
*Giản dị trong bữa cơm:
– Đầu tiên, khi nhắc đến sự giản dị của Bác, chúng ta không thể không nhắc đến những bữa ăn giản dị đến trái với lệ thường của Người.
-Bác Hồ vốn xuất thân từ một vùng nông thôn, Bác cũng là người nông thôn, tuy bôn ba xứ người suốt 30 năm ròng nhưng Bác vẫn giữ nguyên bản chất giản dị chất phác, kể cả trong bữa ăn. Tuy thân là Chủ tịch nước, Bác lại chỉ thích ăn những món ăn dân dã như cá kho gừng, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng- người đã được ăn cơm với Bác nhiều lần nhất từng kể : “Bữa ăn nào Bác Hồ cũng tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm…”. Khi có khách, Bác tuyệt nhiên cũng không tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hào nhoáng mà chỉ báo trước với đầu bếp chuẩn bi những món ăn hợp khẩu vị với người khách. Khi ăn xong, lúc nào Bác cũng sắp xếp lại tươm tất những món còn thừa, cho thấy Bác trân trọng thế nào thành quả lao động của người dân. Có người còn kể lại rằng, khi ăn Bác lấy một cái đĩa, gắp thức ăn vào cái đĩa đó và chỉ ăn những gì trong đĩa. Bác làm vậy để mọi người không nói rằng những người ăn sau là ăn đồ thừa của Bác. Điều đó càng nhấn mạnh thêm sự giản dị trong bữa ăn vừa đạm bạc, giản dị, vừa thấm đậm sự tôn trọng và tình thương Bác dành cho mọi người.
*Giản dị về nơi ở:
-Bác Hồ là một người có tư tưởng đi trước thời đại, kể cả về cách chọn chỗ ở của Bác cũng vậy. Bác không chọn những căn biệt thự xa hoa, tráng lệ như những ông lớn khác, thậm chí phía Pháp còn tặng Bác một căn biệt thự đồ sộ nhưng Bác nhất quyết từ chối, chỉ dựng một căn nhà sàn nhỏ từ những mảnh gỗ ghép lại, sống hòa nhập với thiên nhiên. Cái nhà sàn của Bác cũng chỉ có vài ba căn phòng. Và thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng viết : “… trong khi tâm hồn Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn…”. Bác dường như là một người phá tan mọi định lí phẩm cách trong giới chính trị, đi trước thời đại một quãng xa. Đến ngày nay, những đại gia, ông lớn luôn muốn tìm cho mình một nơi thật thanh bình để dưỡng già và nghỉ ngơi, chốn khỏi nhưng xô bồ cuộc sống. Từ đó ta có thể thấy Bác không chỉ có sự giản dị, chất phác mà còn có một cách sống, tư tưởng vĩ đại mà chúng ta ngày nay noi theo.
*Giản dị trong cuộc sống, tác phong và quan hệ với mọi người:
-Bác cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng, cho nước, cho dân. Việc gì Bác cũng làm, từ việc lớn cứu nước cứu nhà đến những việc nhỏ như phát kẹo cho những bé thiếu nhi, đến thăm những khu tập thể, đắp chăn cho những người chiến sĩ hành quân giữa rừng khuya giá lạnh, làm vườn, nuôi cá,… Trong cuộc sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì Bác sẽ làm, vậy nên số người giúp việc quanh Bác chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, hoàn toàn khác với những người cầm quyền khác với cả một dàn người hầu kể hạ. Thậm chí Bác còn đặt tên cho những người giúp việc quanh mình những cái tên mà khi xếp lại với nhau, ta sẽ có một câu nói khẳng định ý chí chiến đấu của Bác và dân tộc: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!. Bác dù có vĩ đại, tài giỏi đến đâu cũng không hề cao ngạo, luôn giữ đúng bản chất giản dị, chất phác của người dân Việt Nam.
b) Giản dị trong lời nói và bài viết:
– Không chỉ giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người. Bác còn giản dị trong lời cả lời nói và bài viết. Suy cho cùng, tất cả các chân lí, lí lẽ mà đến ngày nay chúng ta vẫn còn khắc ghi trong tim đều là giản dị. Muốn cho dân hiểu được, nhớ được, làm được, Bác luôn sử dụng những câu từ giản dị, dễ hiểu, như câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là mọt, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”… Hay như trong những bài thơ của mình, Bác luôn sử dụng những câu từ giản dị mà sâu sắc in đậm vào lòng người. Điển hình như bài “Rằm Tháng Giêng”, “Cảnh Khuya” của Bác. Trong hai bài thơ ấy, Bác chỉ sử dụng những ngôn từ vô cùng đơn giản nhưng lại có thể khắc họa lại cảnh đẹp thiên nhiên nước Việt một cách tinh tế, huyền ảo, đồng thời cũng dùng những ngôn từ ấy nói lên nỗi lo nước nhà của mình, kết hợp giữa chất thép và chất tình hài hòa đến bất ngờ. Từng câu, từng từ của Bác giản dị thôi nhưng “sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng”- theo thủ tướng Phạm Văn Đồng.
3. KB:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người còn là người chiến sĩ huyền thoại chiến đấu vì dân tộc suốt cả tuổi xuân, đem ánh sáng tự do về cho dân tộc. Tuy vậy, Bác chẳng bao giờ cao ngạo, chưa bao giờ sống một cuộc sống xa hoa, đi ngược lại mọi đạo lý nhân cách giới cầm quyền cổ hủ thời ấy. Phải chăng đó chính là lí do Bác nổi danh khắp năm châu, đại diện cho dân tộc Việt Nam ta ?