Mik sắp kt rồi mong mn giúp đỡ mik với . Cảm nhận của em về truyện ngắn Những Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
0 bình luận về “Mik sắp kt rồi mong mn giúp đỡ mik với . Cảm nhận của em về truyện ngắn Những Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê”
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn nổ đã trở thành con đường huyền thoại. Bởi nơi đây đã có những câu chuyện thần kì với những anh bộ đội hiên ngang anh dũng, những anh chiến sĩ lái xe ngang tàng, lẫm liệt mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng ca ngợi trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Câu chuyện thần kì đó còn là chuyện về những cô gái thanh niên xung phong vừa kiên cường dũng cảm trong chiến đấu vừa hồn nhiên, mơ mộng thật đáng yêu, đáng quý. Lấy cảm hứng từ đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã sáng tác thành truyện ngắn đặc sắc “Những ngôi sao xa xôi”.
Truyện được viết 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. TruyệnNhững ngôi sao xa xôiphản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.
Điều ta cảm nhận đầu tiên là hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ. Họ là một tổ trinh sát mặt đường gồm ba người, hai cô gái rất trẻ là Phương Định và Nho. Còn chị Thao là tổ trưởng thì lớn tuổi hơn một chút. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay Mỹ thường hay đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn”. Sự sống ở đây gần như bị hủy diệt “hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”… Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là công việc mạo hiểm luôn phải đối mặt với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ở lẫn trong ruột những quả bom”. Nhưng với ba cô gái này, thì những công việc ấy đã trở thành công việc hằng ngày.
Cả ba cô gái cô nào cũng đáng mến, đáng phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thường sống với những kỉ niệm về Hà Nội. Là một cô gái Hà Nội, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm tuổi học trò luôn sống đậy trong lòng cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt. Cô vào chiến tranh ba năm. Đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng với những ước mơ về tương lai.
Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định hay quan tâm đến hình thức của mình. Cô đánh giá: ”Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá…”. Đặc biệt cô có cặp mắt đẹp nên cô thích ngắm mắt mình trong gương. Cô biết mình được nhiều nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô tự hào nhưng chưa từng có tình cảm riêng với một ai cả. Nhạy cảm, nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như là kiêu kì.
Cô có tính đồng đội sâu sắc, gắn bó. Cô yêu mến thân thiết với hai đồng đội trong tổ trinh sát. Cùng vui đùa ca hát, chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu đựng nhiều nguy hiểm, bom đạn. Khi chị Thao vấp ngã cô đỡ chị. Khi Nho bị thương, cô “rửa cho Nho bằng nước đun sôi…”. Đặc biệt cô dành tình yêu thương và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
Nhưng có lẽ điều đáng khâm phục nhất ở cô đó là lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.
Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt khốc liệt, hiểm nguy, mà vẫn tươi vui, hồn nhiên, lạc quan yêu đời. Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta những hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Thao, Phương Đinh, Nho, của hàng vạn nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Chiến tranh đã qua đi, nhưng đọc truyện này ta như sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước, những ngôi sao Phương Định, Thao, Nho vẫn tỏa sáng trong ta với bao khâm phục và ngượng mộ.
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn nổ đã trở thành con đường huyền thoại. Bởi nơi đây đã có những câu chuyện thần kì với những anh bộ đội hiên ngang anh dũng, những anh chiến sĩ lái xe ngang tàng, lẫm liệt mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng ca ngợi trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Câu chuyện thần kì đó còn là chuyện về những cô gái thanh niên xung phong vừa kiên cường dũng cảm trong chiến đấu vừa hồn nhiên, mơ mộng thật đáng yêu, đáng quý. Lấy cảm hứng từ đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã sáng tác thành truyện ngắn đặc sắc “Những ngôi sao xa xôi”.
Truyện được viết 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.
Điều ta cảm nhận đầu tiên là hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ. Họ là một tổ trinh sát mặt đường gồm ba người, hai cô gái rất trẻ là Phương Định và Nho. Còn chị Thao là tổ trưởng thì lớn tuổi hơn một chút. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay Mỹ thường hay đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn”. Sự sống ở đây gần như bị hủy diệt “hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”… Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là công việc mạo hiểm luôn phải đối mặt với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ở lẫn trong ruột những quả bom”. Nhưng với ba cô gái này, thì những công việc ấy đã trở thành công việc hằng ngày.
Cả ba cô gái cô nào cũng đáng mến, đáng phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thường sống với những kỉ niệm về Hà Nội. Là một cô gái Hà Nội, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm tuổi học trò luôn sống đậy trong lòng cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt. Cô vào chiến tranh ba năm. Đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng với những ước mơ về tương lai.
Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định hay quan tâm đến hình thức của mình. Cô đánh giá: ”Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá…”. Đặc biệt cô có cặp mắt đẹp nên cô thích ngắm mắt mình trong gương. Cô biết mình được nhiều nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô tự hào nhưng chưa từng có tình cảm riêng với một ai cả. Nhạy cảm, nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như là kiêu kì.
Cô có tính đồng đội sâu sắc, gắn bó. Cô yêu mến thân thiết với hai đồng đội trong tổ trinh sát. Cùng vui đùa ca hát, chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu đựng nhiều nguy hiểm, bom đạn. Khi chị Thao vấp ngã cô đỡ chị. Khi Nho bị thương, cô “rửa cho Nho bằng nước đun sôi…”. Đặc biệt cô dành tình yêu thương và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
Nhưng có lẽ điều đáng khâm phục nhất ở cô đó là lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.
Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt khốc liệt, hiểm nguy, mà vẫn tươi vui, hồn nhiên, lạc quan yêu đời. Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta những hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Thao, Phương Đinh, Nho, của hàng vạn nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Chiến tranh đã qua đi, nhưng đọc truyện này ta như sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước, những ngôi sao Phương Định, Thao, Nho vẫn tỏa sáng trong ta với bao khâm phục và ngượng mộ.