Mình xin cám ơn ạ^_^ Câu 6 Ví sao quan cảnh rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng nể ở ĐNA ? Câu 7 Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận

By Vivian

Mình xin cám ơn ạ^_^
Câu 6 Ví sao quan cảnh rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng nể ở ĐNA ?
Câu 7 Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực ĐNA
Câu 8 Đọc các thông tin trong bảng 15.2 hãy thống kê các nước ĐNA theo diện tích từ nhỏ đến lớn, theo dân số từ ít đến nhiều. VN đứng ở vị trí nào ?
Câu 9 Vì sao các nước ĐNA tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triễn chưa vững chắc ?
Câu 10 dựa vào bảng 16.3 hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực ĐNA và của Châu Âu so vs thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất đc nhiều những nông sản đó ?
Câu 11 Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước ĐNA đã thay đổi qua thời gian như thế nào ?
Câu 12 Phân tích những lợi thế và khó khăn của VN khi trở thành thành viên của ASEAN

0 bình luận về “Mình xin cám ơn ạ^_^ Câu 6 Ví sao quan cảnh rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng nể ở ĐNA ? Câu 7 Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận”

  1. Đáp án:

    Câu 6 : Rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam

    Á vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu.

    Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm

    vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kế.

    Câu 7:

    – Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều.

    + Dân cư lập trung đông ở vùng ven biển và các vùng đồng

    bằng châu thổ rộng lớn như Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan,

    một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

    + Trong nội địa, vùng núi và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.

    – Nguyên nhân do vùng ven biển thường có các đồng bằng với

    những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển

    sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.

    Câu 8:

    – Diện tích theo thứ tự từ nhỏ đến lớn lần lượt là:

    + (1) Xingapo,

    + (2) Brunay,

    + (3) Đông Timo,

    + (4) Campuchia,

    + (5) Lào,

    + (6) Philippin,

    + (7) Malaixia,

    + (8) Việt Nam,

    + (9) Thái Lan,

    + (10) Mianma,

    + (11) Indonexia.

    =>Xếp theo thứ tự diện tích từ nhỏ đến lớn, Việt Nam đứng

    ở vị trí thứ 8 ( có nghĩa là Việt Nam là nước có diện tích lớn

    thứ 4 khu vực Đông Nam Á)

    – Số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều lần lượt là:

    + (1) Brunay,

    + (2) Đông Timo,

    + (3) Xingapo,

    + (4) Lào,

    + (5) Campuchia,

    + (6) Malaixia,

    + (7) Mianma,

    + (8) Thái Lan,

    + (9) Việt Nam,

    + (10) Philippin,

    + (11) Indonexia.

    => Xếp số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều thì Việt Nam xếp

    ở vị trí thứ 9 ( tức là Việt Nam có số dân đông thứ 3 trong

    khu vực Đông Nam Á).

    Câu 9 :

    Hiện nay, các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp

    hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc.

    Nguyên nhân:

    – Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị

    trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.

    – Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế

    dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động,

    hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.

    – Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ

    Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.

    – Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức

    trong quá trình phát triển kinh tê đã làm cho cảnh quan

    thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

    Câu 11 :

    Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã

    thay đổi qua thời gian, cụ thể là:

    – Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối

    hợp tác về quân sự.

    – Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất

    hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

    – Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì

    một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

    – Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn

    trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng

    hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên

    trường quốc tế.

    Câu 12 :

     Thuận lợi:

    + Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.

    + Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo

    nguồn nhân lực.

    +  Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng

    phát triển kinh tế của đất nước.

    + Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư;

    xóa đói giảm nghèo,…

    + Khó khăn:

    _ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội

    giữa các quốc gia.

    _ Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,…

    Câu 10 : khu vực này có thể sản xuất đc nhiều những nông

    sản đó Vì: – Khu vực Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều nông sản là vì: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời.

    – Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực ĐNA và của Châu Âu so vs thế giới: 

    minh-in-cam-on-a-cau-6-vi-sao-quan-canh-rung-nhiet-doi-am-chiem-dien-tich-dang-ne-o-dna-cau-7-du

    Trả lời
  2. Câu 6:

    Sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kế.

    Câu 7:

    NX:Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều.

    + Dân cư lập trung đông ở vùng ven biển và các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn như Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

    + Trong nội địa, vùng núi và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.

    Giair thích:

    Do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.

    Câu 8:

    Diện tích theo thứ tự từ nhỏ đến lớn lần lượt là:

    -(1) Xingapo,

    -(2) Brunay,

    -(3) Đông Timo,

    -(4) Campuchia,

    -(5) Lào,

    -(6) Philippin,

    -(7) Malaixia,

    -(8) Việt Nam,

    -(9) Thái Lan,

    -(10) Mianma,

    -(11) Indonexia.

    =>  Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8

     Số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều lần lượt là:

    -(1) Brunay,

    -(2) Đông Timo,

    -(3) Xingapo,

    -(4) Lào,

    -(5) Campuchia,

    -(6) Malaixia,

    -(7) Mianma,

    -(8) Thái Lan,

    -(9) Việt Nam,

    -(10) Philippin,

    -(11) Indonexia.

    =>  Việt Nam xếp ở vị trí thứ 9

    Câu 9:

    -Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.

    -Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.

    -Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.

    -Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tê đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

    Câu 10:

    Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, nguồn nhiệt, ẩm dồi dào thích hợp cho phát triển các nông sản nhiệt đới.

    – Đông Nam Á có các đồng bằng châu thổ phì nhiêu rộng lớn thích hợp cho trồng lúa và nhân dân nhiều nước có kinh nghiệm trồng lúa.

    – Đất feralit, đất badan màu mỡ cho phép trồng cây công nghiệp lâu năm.

    Câu 11:

    – Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

    – Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

    – Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

    – Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

    Câu 12:

    – Thuận lợi:

    +Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.

    +Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.

    +Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.

    +Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,…

    – Khó khăn:

    +Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.

    +Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,…

    Trả lời

Viết một bình luận