Mn giuk mik gấp vs nhé, mơn mn nhiều!!!~~<3 Câu 1: Máy cơ đơn giản dùng để làm gì? Kể tên các loại máy cơ đơn giản em đã học. Câu 2: Với mỗi loại máy

Mn giuk mik gấp vs nhé, mơn mn nhiều!!!~~<3 Câu 1: Máy cơ đơn giản dùng để làm gì? Kể tên các loại máy cơ đơn giản em đã học. Câu 2: Với mỗi loại máy cơ đơn giản đã học, hãy lấy 1 ví dụ minh họa trong thực tế đời sống. Câu 3: a. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động khi dùng chúng kéo vật lên cao. b. Trên đỉnh cột cờ ở sân trường em, có một ròng rọc. Em hãy cho biết đó là loại ròng rọc nào và có tác dụng gì? Câu 4: Một đòn bẩy có O1O > O2O, để đòn bẩy cân bằng thì 2 lực F1, F2 ( đặt vào 2
điểm O1, O2) lực nào có cường độ mạnh hơn?
Câu 5: Vật A có khối lượng gấp 4 lần vật B. Treo vật A vào đầu O1 và vật B vào đầu
O2 của đòn bẩy. Để đòn bẩy được cân bằng thì tỉ số giữa khoảng cách từ điểm tựa O
đến đầu O1 và khoảng cách từ điểm tựa O đến đầu O2 phải là bao nhiêu?
Câu 6: Trong trường hợp nào thì khi ta dùng đòn bẩy mà không được lợi về lực ?
Câu 7: Dùng lực kéo theo phương ngang, có thể nâng vật nặng lên cao theo phương
thẳng đứng được không? Hãy nêu một phương án đơn giản để thực hiện việc trên.
Câu 8: Các vật dụng sau đây thuộc loại máy cơ đơn giản nào?
a. Cái mở nắp chai b. Tấm ván đặt nghiêng
c. Cần cẩu d. Dao cắt thuốc
Câu 9: Kể tên 3 vật rắn mà em biết. Kích thước của một vật rắn thay đổi như thế nào
khi nhiệt độ của vật tăng lên hay giảm đi?
Câu 10: Tại sao người ta đo chiều cao tháp Ép – phen vào hai ngày 01/01/1890 và
01/07/1890 thì thấy tháp cao thêm hơn 10 cm?
Câu 11: Vì sao khi thiết kế tôn để lợp mái nhà thì thường không để bằng phẳng mà làm
hình lượn sóng?
Câu 12: Vì sao trong xây dựng người ta không làm bê tông cốt sắt mà lại dùng bê tông
cốt thép?
Câu 13: Kể tên 3 chất lỏng mà em biết. Khi nhiệt độ của chất lỏng tăng lên hay giảm đi,
thể tích chất lỏng sẽ thay đổi thế nào?
Câu 14: a. Tại sao không nên đun nước thật đầy ấm?
b. Vì sao không nên đóng chai nước ngọt thật đầy?
Câu 15: Giải thích vì sao khi rót nước nóng vào ly thủy tinh có thành dày, các ly này
thường dễ nứt, vỡ hơn các ly thủy tinh có thành mỏng?
Câu 16: – Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt giống nhau hay khác nhau?
– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau hay khác nhau?
– Chất rắn và chất lỏng khi ở cùng nhiệt độ thì chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn?

0 bình luận về “Mn giuk mik gấp vs nhé, mơn mn nhiều!!!~~<3 Câu 1: Máy cơ đơn giản dùng để làm gì? Kể tên các loại máy cơ đơn giản em đã học. Câu 2: Với mỗi loại máy”

  1. 1. Máy cơ đơn giản dùng để thay đổi hướng hoặc độ lớn của lực

    Các loại máy cơ đơn giản thường gặp:

    + Đòn bẩy .

    + Đòn bẩy: Bập bênh, búa nhổ đinh, kéo, xe cút kít, máy mài.

    + Mặt phẳng nghiêng: Dùng một tấm ván để đưa một xe máy từ sân lên sàn nhà, … ( …

    + Ròng rọc cố định: Sử dụng ở đỉnh cột cờ, …

    + Ròng rọc động: Sử dụng ở các xưởng thi công, …

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Máy cơ đơn giản dùng để giảm lực kéo đẩy vật hoặc đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

    – Các loại máy cơ đơn giản đã học:

    + Đòn bẩy.

    + Mặt phẳng nghiêng

    + Ròng rọc

    Câu 2:

    Mặt phẳng nghiêng: Dùng một tấm ván để đưa một xe máy từ sân lên sàn nhà

    Đòn bẩy.: Cái bập bênh

    – Ròng rọc

    + Cố định: Bánh xe ở đỉnh cột cờ

    + Động: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.

    Câu 3:

    a) – Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực kéo

    – Ròng rọc động: Làm giảm lực kéo vật

    b) – Đó là ròng rọc cố định

    – Việc đặt ròng rọc cố định ở cột cờ giúp ta thay đổi được hướng của lực kéo

    Câu 11: Khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu như mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở.

    Câu 12: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

    Câu 13:

    – 3 chất lỏng: dầu, nước, 

    Khi nhiệt độ tăng thì thể tích tăng, khi nhiệt độ giảm thì thể tích giảm.

    Câu 14: 

    a) Khi đun nước mà đổ nước thật đầy ấm, cả nước và ấm đều nóng lên và nở ra. Nhưng vì sự nở vì nhiệt của chất lỏng lớn hơn sự nở vì nhiệt của chất rắn nên nắp ấm sẽ trở thành vật cản cho sự nở vì nhiệt của nước. Và khi đó sẽ sinh ra một lực làm bật nắp ấm và nước sẽ bị tràn ra ngoài. Vì vậy, để tránh lãng phí nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm

    b) Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai.

    P/s: Mình nghĩ bạn nên tách từng câu ra để hỏi như thế bạn sẽ nhận được những câu trả lời đầy đủ hơn!

    Bình luận

Viết một bình luận