Mọi người có thể cho em kiến thức tổng quát về chương III. Phi kim của hóa học lớp 9 được không ạ . Mai em có bìa kiểm tra 1 tiết rồi ạ

Mọi người có thể cho em kiến thức tổng quát về chương III. Phi kim của hóa học lớp 9 được không ạ . Mai em có bìa kiểm tra 1 tiết rồi ạ

0 bình luận về “Mọi người có thể cho em kiến thức tổng quát về chương III. Phi kim của hóa học lớp 9 được không ạ . Mai em có bìa kiểm tra 1 tiết rồi ạ”

  1. I) Tính chất vật lý:

    – Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, …); lỏng (Br2); khí (Cl2, O2, N2,H2…).

    – Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

    – Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2.

    II) Tính chất hóa học:

    1)  Tác dụng với kim loại:

           a)  Nhiều phi kim + kim loại  →   muối:

    Ví dụ:              2Na   +   Cl2   →    2NaCl

           b)  Oxi +  kim loại  →   oxit:

                Ví dụ:              2Cu    +   O2   → 2CuO

    2) Tác dụng với hiđro:

            a)   Oxi  +  khí hiđro  →    hơi nước

    Ví dụ:              2H2   +   O2      2H2O

             b)  Clo  +  khí hiđro  →    khí hiđro clorua

    Ví dụ:              H2   +   Cl2   → 2HCl

             c) Nhiều phi kim khác (C, S, Br2, …) phản ứng với khí hiđro tạo thành hợp chất khí.

    3) Tác dụng với oxi:

              Nhiều phi kim  +  khí oxi  →   oxit axit

    Ví dụ:              S    +     O2  → SO2

                                        4P   +    5O2  → 2P2O5

    4) Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:

    – Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

    – Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).

    Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn

     

    Bình luận

Viết một bình luận