Mọi người giúp em làm bài này với mai thi rùi liên hệ với bản thân về việc bảo vệ di sản văn hóa Please ????????????

Mọi người giúp em làm bài này với mai thi rùi
liên hệ với bản thân về việc bảo vệ di sản văn hóa
Please ????????????

0 bình luận về “Mọi người giúp em làm bài này với mai thi rùi liên hệ với bản thân về việc bảo vệ di sản văn hóa Please ????????????”

  1. Những việc của em để bảo vệ di sản văn hóa là:

    – Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

    – Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

    – Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.

    – Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.

    – Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

    *Lưu ý: Đây là phần trong sách giáo khoa còn đây là những việc làm của mình:

    -Không xả rác bừa bãi.

    -Không trèo và vẽ bậy lên các pho tượng cổ.

    -Tuyên truyền mọi người về việc bảo vệ di sản văn hóa.

    -Nếu ta phát hiện một di sản văn hóa thì ta nên báo cho địa phương ngay lập tức.

    Bình luận
  2. Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có một quá trình lịch sử của riêng mình. Đó là quá trình xây dựng và hình thành các truyền thống văn hoá tốt đẹp, tạo dựng sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong lịch sử phát triển, các di sản văn hoá là những giá trị quý báu mà mỗi con người phải ra sức giữ gìn và bảo vệ. Dân tộc Việt Nam ta cũng có rất nhiều di sản văn hoá mà chúng ta trân trọng.

    Vậy di sản văn hoá là gì? Đó là những tài sản vật chất và tài sản tinh thần chứa đựng nét đẹp mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên. Đó có thể là một làn điệu dân ca hình thành từ lâu đời, hay là một công trình kiến trúc mang dấu ấn của quá khứ… Những di sản văn hoá có mặt ở khắp nơi, muốn giữ gìn và bảo vệ thì cần sự quan tâm của tất cả mọi người.

    Chúng ta cần phải ra sức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hoá của đất nước, của dân tộc, bởi đây là biểu hiện rõ nhất của lòng yêu nước. Ai yêu quê hương mình mà chẳng yêu những nét đẹp truyền thống, yêu câu hát dân ca, lễ hội của làng quê hay một ngôi chùa, một đình làng xưa cũ, nơi mang trong mình những hơi thở của đời sống bao thế hệ cha ông. Từ đó, ta cũng thấy rằng bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá còn là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc. Mà nền tảng tinh thần là linh hồn của dân tộc, là bản sắc văn hoá. Nếu mất đi bản sắc đó tức là mất đi gốc rễ truyền thống, biết lấy gì để vun đắp cho tâm hồn, làm chỗ dựa trước những trào lưu phức tạp trong một thời đại toàn cầu hoá, đòi hỏi con người phải biết giữ bản sắc dân tộc không phai nhòa. Ngoài ra, di sản văn hóa của dân tộc đều có giá trị vô cùng to lớn. Làm tổn thất về di sản văn hóa chính là làm nghèo đất nước, đúng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bởi di sản văn hóa giúp cho đất nước có thêm nguồn thu từ du lịch, di sản văn hóa cũng tạo nên sự hấp dẫn cho mọi vùng đất. Di sản văn hóa còn là sự kết nối các thế hệ con người Việt Nam. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, và tương lai là điều quan trọng để đất nước luôn phát triển bền vững.

    Trong thời gian vừa quan, việc giữ gìn các di sản văn hóa rất được nhà nước ta quan tâm, nó thể hiện ở các chính sách bảo tồn và phát triển. Chúng ta có thể thấy các công trình kiến trúc xưa cổ được bảo vệ và tu sửa như chùa Một Cột, cụm di tích thành Nội Huế hay khu vườn của ba anh em Tây Sơn ở Bình Định… Những dấu tích vẻ vang của quá khứ còn in dấu trên từng viên gạch, từng cái cây cổ thụ. Mỗi một người Việt Nam đều ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Bảo vệ nét đẹp văn hóa chính là bảo vệ một phần tâm hồn của mình. Nhưng có một số ít các bạn trẻ còn chưa hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa. Hành động vẽ lên di tích hay làm tổn thương các di sản văn hóa vẫn còn đâu đó. Chúng ta cần lên án và chỉ rõ ra những sai trái đó, để di sản văn hóa dân tộc mãi tồn tại theo thời gian.

    Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Mà trước tiên, chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc. cách thức bảo tồn những giá trị đó. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì thực hiện những việc làm cụ thể, hữu ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị.

    Di sản văn hóa được hình thành không phải một sớm một chiều, mà trải qua một quãng thời gian lâu dài, khiến cho giá trị trở nên vô cùng to lớn, chứa đựng biết bao vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ bản sắc, tâm hồn dân tộc mà ngàn đời trước, cha ông ta đã dựng xây và bồi đắp thành.

    Bình luận

Viết một bình luận