Mọi người giúp mình vs. So sánh sự khác nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ ở nước ta?

Mọi người giúp mình vs.
So sánh sự khác nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ ở nước ta?

0 bình luận về “Mọi người giúp mình vs. So sánh sự khác nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ ở nước ta?”

  1.  Địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ :

    + Đa dạng

    + Phần lớn là đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng

    + Nhiều cánh cung mở rộng về phía Bắc

    + Địa hình cacxto đá vôi có ở nhiều nơi

    – Địa hình vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ :

    + Địa hình cao nhất nước ta

    + Có nhiều núi cao và thung lũng cao

    + Có các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

    + Xen giữa các dãy núi là cao nguyên đá vôi đồ sộ

    Bình luận
  2. a) Vùng núi Đông Bắc Bộ

    -Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

    -Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

    -Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

    -Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

    -Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

    b)Vùng núi Tây Bắc Bộ

    -Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

    -Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

    +Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

    +Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

    +Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

    -Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.

    Xin hay nhất nhé :)) ( Đủ tất ý nhé , chi tiết ) 

    :))

    Bình luận

Viết một bình luận