mọi người làm giúp em với ạ!
1 bài là 1 đoạn văn ngắn
viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) về những câu hát về tình cảm gia đình
1. Bài 1
Công cha như núi ngất tròi,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
a/ Nghệ thuật
_ Thể thơ lục bát.
_ Âm điệu tâm tình nhắn nhủ
_ Hình ảnh truyền thống quen thuộc.
_ Hình ảnh so sánh.
b/ Nội dung
_ Diễn tả, nhắc nhở, công lao trời biển to lớn, vĩ đại của cha mẹ đối với con cái.
_ Bổn phận,trách nhiệm của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ.
2.Bài 4
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ,một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy.
a/ Nghệ thuật
_ So sánh.
b/ Nội dung
_ Diễn tả tình cảm anh em gắn bó thân thiết.
_ Nhắc nhở anh em phải biết yêu thương, hòa thuận, quan tâm.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét.i. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này. Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mênh mông). Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà. Quan hệ anh em được ví như thể tay chân biểu hiện sự gắn bó máu thịt, khăng khít không rời. Câu hát là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách bao đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đới với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. Thơ ca dân gian nảy sinh và phát triển là để đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm ấy. Do đó, nó sẽ còn sống mãi, ngân vang mãi trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
Cho tui ctlhn nha làm ơn đó