0 bình luận về “Mối quan hệ giữa 2 nước pa-le-xtin và I-xra-en”
Biên phòng – Mới đây, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Pa-le-xtin (PLO) Xa-ép Ê-rê-cát cho biết, quan hệ ngoại giao giữa Chính quyền Pa-le-xtin (PA) và I-xra-en sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm 2016. Quyết định trên của Pa-le-xtin có thể sẽ khiến nỗ lực tìm kiếm hòa bình Trung Đông ngày càng xa vời hơn, khi các cuộc đối thoại hòa bình do Mỹ làm trung gian hòa giải tiếp tục lâm vào bế tắc.
Tổng Thư ký PLO Xa-ép Ê-rê-cát và bà P.Mô-ghê-ri-ni, Đại diện cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU, trao đổi về tiến trình hòa bình Trung Đông hôm 11-12 vừa qua. Ảnh: EFE Phát biểu trên đài phát thanh địa phương An Cút, ông Ê-rê-cát cho hay, PLO sẽ cắt đứt tất cả các mối quan hệ với I-xra-en, bao gồm cả hợp tác an ninh, vào đầu năm mới. Ông Ê-rê-cát lưu ý rằng, quyết định này nhằm đáp trả những quyết định mới nhất của Chính phủ I-xra-en về việc tiếp tục xây dựng các khu định cư bất hợp pháp cho người Do Thái cũng như việc Do Thái hóa khu vực Giê-ru-xa-lem.
Theo ông Ê-rê-cát, quyết định cắt đứt quan hệ giữa hai bên được đưa ra từ hồi tháng 3 nhưng việc thực hiện đã bị trì hoãn cho đến khi Pa-le-xtin “có các cuộc thảo luận với các nước A-rập và các cường quốc khu vực về những biện pháp cần thiết đối với vấn đề này”.
Bên cạnh việc đưa ra quyết định cứng rắn với I-xra-en, Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát cũng cho biết sẽ cấp hộ chiếu Nhà nước Pa-le-xtin trong năm 2016. “Về vấn đề hộ chiếu có tên “Nhà nước Pa-le-xtin”, chúng tôi đang thúc đẩy tiến trình thay đổi hộ chiếu và đưa ra một hộ chiếu mới trong vòng một năm hay thậm chí là ít hơn. Chúng tôi cũng đã thay đổi tất cả các tài liệu do các bộ và cơ quan dịch vụ công cấp và bây giờ sẽ mang tên “Nhà nước Pa-le-xtin”. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ ai sử dụng tên “Chính quyền Pa-le-xtin” nữa”, Tổng thống Áp-bát nhấn mạnh.
Những xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đã trở nên căng thẳng khi các vụ bạo lực liên tiếp xảy ra tại Bờ Tây. Ngày 23-12, cảnh sát I-xra-en đã bắn chết một người Pa-le-xtin và làm bị thương 3 người khác sau khi những người này dùng dao tấn công những người qua đường tại Cổng Gia-phơ của Thành cổ Giê-ru-xa-lem. Trước đó, sáng cùng ngày, lực lượng biên phòng I-xra-en đã bắt giữ một phụ nữ tại thành phố Hê-brôn ở khu Bờ Tây sau khi khám xét và phát hiện một con dao trên người này. .
Các vụ bạo lực gia tăng đã khiến tiến trình hòa bình Trung Đông đi vào bế tắc, nhất là sau khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin do Mỹ làm trung gian đổ vỡ từ tháng 4-2014 sau 9 tháng gặp gỡ không đạt kết quả. Trong chuyến công du Trung Đông vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri đã gặp Thủ tướng I-xra-en B.Nê-ta-ni-a-hu và Tổng thống Pa-le-xtin M.Áp-bát, song các cuộc hội đàm cũng không đạt đột phá nào.
Trong các cuộc gặp trên, Ngoại trưởng Ke-ri cho rằng, sự nghi kỵ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đang ngày càng sâu sắc, bởi vậy các nhà lãnh đạo I-xra-en và Pa-le-xtin cần thực thi các biện pháp khẩn cấp nhằm chấm dứt bạo lực và nối lại đối thoại trước khi mọi sự quá muộn.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo khả năng Chính quyền Pa-le-xtin hiện nay có thể sụp đổ nếu tình trạng đối đầu với I-xra-en vẫn tiếp diễn, điều này có thể dẫn đến tình trạng hình thành “một nhà nước hai dân tộc” trong thực tế, và đây thực sự là mối đe dọa đối với I-xra-en. Nếu kịch bản này xảy ra, I-xra-en sẽ phải đối phó với những hệ quả về kinh tế, an ninh và chiến lược.
Thừa nhận tiến trình hòa bình I-xra-en-Pa-le-xtin kéo dài suốt một thập kỷ qua đang trong giai đoạn bế tắc, mới đây, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã hối thúc các bên nỗ lực giảm căng thẳng, đồng thời lên án tình trạng bạo lực cũng như ngăn chặn các hành vi kích động bạo lực. Ông Ô-ba-ma cũng thừa nhận sẽ không thể đạt được một giải pháp bền vững cho tình hình I-xra-en – Pa-le-xtin trong thời gian tại nhiệm còn lại của ông.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 22-12, Chính phủ Mỹ đã bác bỏ lời kêu gọi của một số nghị sĩ đòi đóng cửa văn phòng đại diện của PLO tại thủ đô Oa-sinh-tơn, đồng thời khẳng định tổ chức này là một “đối tác quan trọng” trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin.
Giữa 2 nước Israel – Palestine đang diễn ra cuộc xung đột dai dẳng.
Xung đột giữa Israel – Palestine bắt đầu vào giữa thế kỷ 20. Nguồn gốc của cuộc xung đột có thể được bắt nguồn từ việc nhập cư người Do Thái và xung đột giáo phái ở Lãnh thổ ủy trị Palestine giữa người Do Thái và người Ả Rập. Nó được gọi là “xung đột khó xử lý nhất” của thế giới, với sự chiếm đóng của Israel đang diễn ra ở Bờ Tây và Dải Gaza đã 52 năm
Biên phòng – Mới đây, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Pa-le-xtin (PLO) Xa-ép Ê-rê-cát cho biết, quan hệ ngoại giao giữa Chính quyền Pa-le-xtin (PA) và I-xra-en sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm 2016. Quyết định trên của Pa-le-xtin có thể sẽ khiến nỗ lực tìm kiếm hòa bình Trung Đông ngày càng xa vời hơn, khi các cuộc đối thoại hòa bình do Mỹ làm trung gian hòa giải tiếp tục lâm vào bế tắc.
Tổng Thư ký PLO Xa-ép Ê-rê-cát và bà P.Mô-ghê-ri-ni, Đại diện cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU, trao đổi về tiến trình hòa bình Trung Đông hôm 11-12 vừa qua. Ảnh: EFE
Phát biểu trên đài phát thanh địa phương An Cút, ông Ê-rê-cát cho hay, PLO sẽ cắt đứt tất cả các mối quan hệ với I-xra-en, bao gồm cả hợp tác an ninh, vào đầu năm mới. Ông Ê-rê-cát lưu ý rằng, quyết định này nhằm đáp trả những quyết định mới nhất của Chính phủ I-xra-en về việc tiếp tục xây dựng các khu định cư bất hợp pháp cho người Do Thái cũng như việc Do Thái hóa khu vực Giê-ru-xa-lem.
Theo ông Ê-rê-cát, quyết định cắt đứt quan hệ giữa hai bên được đưa ra từ hồi tháng 3 nhưng việc thực hiện đã bị trì hoãn cho đến khi Pa-le-xtin “có các cuộc thảo luận với các nước A-rập và các cường quốc khu vực về những biện pháp cần thiết đối với vấn đề này”.
Bên cạnh việc đưa ra quyết định cứng rắn với I-xra-en, Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát cũng cho biết sẽ cấp hộ chiếu Nhà nước Pa-le-xtin trong năm 2016. “Về vấn đề hộ chiếu có tên “Nhà nước Pa-le-xtin”, chúng tôi đang thúc đẩy tiến trình thay đổi hộ chiếu và đưa ra một hộ chiếu mới trong vòng một năm hay thậm chí là ít hơn. Chúng tôi cũng đã thay đổi tất cả các tài liệu do các bộ và cơ quan dịch vụ công cấp và bây giờ sẽ mang tên “Nhà nước Pa-le-xtin”. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ ai sử dụng tên “Chính quyền Pa-le-xtin” nữa”, Tổng thống Áp-bát nhấn mạnh.
Những xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đã trở nên căng thẳng khi các vụ bạo lực liên tiếp xảy ra tại Bờ Tây. Ngày 23-12, cảnh sát I-xra-en đã bắn chết một người Pa-le-xtin và làm bị thương 3 người khác sau khi những người này dùng dao tấn công những người qua đường tại Cổng Gia-phơ của Thành cổ Giê-ru-xa-lem. Trước đó, sáng cùng ngày, lực lượng biên phòng I-xra-en đã bắt giữ một phụ nữ tại thành phố Hê-brôn ở khu Bờ Tây sau khi khám xét và phát hiện một con dao trên người này. .
Các vụ bạo lực gia tăng đã khiến tiến trình hòa bình Trung Đông đi vào bế tắc, nhất là sau khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin do Mỹ làm trung gian đổ vỡ từ tháng 4-2014 sau 9 tháng gặp gỡ không đạt kết quả. Trong chuyến công du Trung Đông vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri đã gặp Thủ tướng I-xra-en B.Nê-ta-ni-a-hu và Tổng thống Pa-le-xtin M.Áp-bát, song các cuộc hội đàm cũng không đạt đột phá nào.
Trong các cuộc gặp trên, Ngoại trưởng Ke-ri cho rằng, sự nghi kỵ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đang ngày càng sâu sắc, bởi vậy các nhà lãnh đạo I-xra-en và Pa-le-xtin cần thực thi các biện pháp khẩn cấp nhằm chấm dứt bạo lực và nối lại đối thoại trước khi mọi sự quá muộn.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo khả năng Chính quyền Pa-le-xtin hiện nay có thể sụp đổ nếu tình trạng đối đầu với I-xra-en vẫn tiếp diễn, điều này có thể dẫn đến tình trạng hình thành “một nhà nước hai dân tộc” trong thực tế, và đây thực sự là mối đe dọa đối với I-xra-en. Nếu kịch bản này xảy ra, I-xra-en sẽ phải đối phó với những hệ quả về kinh tế, an ninh và chiến lược.
Thừa nhận tiến trình hòa bình I-xra-en-Pa-le-xtin kéo dài suốt một thập kỷ qua đang trong giai đoạn bế tắc, mới đây, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã hối thúc các bên nỗ lực giảm căng thẳng, đồng thời lên án tình trạng bạo lực cũng như ngăn chặn các hành vi kích động bạo lực. Ông Ô-ba-ma cũng thừa nhận sẽ không thể đạt được một giải pháp bền vững cho tình hình I-xra-en – Pa-le-xtin trong thời gian tại nhiệm còn lại của ông.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 22-12, Chính phủ Mỹ đã bác bỏ lời kêu gọi của một số nghị sĩ đòi đóng cửa văn phòng đại diện của PLO tại thủ đô Oa-sinh-tơn, đồng thời khẳng định tổ chức này là một “đối tác quan trọng” trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin.
Giữa 2 nước Israel – Palestine đang diễn ra cuộc xung đột dai dẳng.
Xung đột giữa Israel – Palestine bắt đầu vào giữa thế kỷ 20. Nguồn gốc của cuộc xung đột có thể được bắt nguồn từ việc nhập cư người Do Thái và xung đột giáo phái ở Lãnh thổ ủy trị Palestine giữa người Do Thái và người Ả Rập. Nó được gọi là “xung đột khó xử lý nhất” của thế giới, với sự chiếm đóng của Israel đang diễn ra ở Bờ Tây và Dải Gaza đã 52 năm