Mối quan hệ giữa 3 quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

Mối quan hệ giữa 3 quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

0 bình luận về “Mối quan hệ giữa 3 quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh”

  1. – Nhờ quá trình nguyên phân mà bộ NST đặc trưng của loài được duy trì qua các thế hệ tế bào và cơ thể, đồng thời duy trì được vật chất di truyền của loài. Ngoài ra, nguyên phân còn là hình thức sinh sản của tế bào, là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính.

    – Quá trình giảm phân tạo ra các giao tử mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu. Trong kì đầu 1, các cặp NST kép trong cặp tương đồng xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit không cùng chị em tạo nên sự đa dạng của các giao tử.

    – Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái đã khôi phục lại trạng thái lưỡng bội của bộ NST, hơn nữa sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái đã tạo nên nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng bộ NST, làm tăng tần số các loại biến dị tổ hợp (là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa). 

    → Nhờ sự kết hợp của 3 quá trình trên, bộ NST lưỡng bội của loài được duy trì qua các thế hệ, tạo điều kiện cho các đột biến phát triển chậm để có dịp biểu hiện thành thể đột biến.

    Bình luận
  2. – Nguyên phân diễn ra 1 lần nhân đôi NST và 1 lần phân chia NST làm cho bộ NST được giữ nguyên qua các thế hệ tế bào.

    – Giảm phân diễn ra 1 lần nhân đôi và 2 lần phân chia làm cho bộ NST bị giảm đi một nửa để thông qua quá trình thụ tinh, khôi phục lại bộ NST của loài. 

    → 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã giúp cho bộ NST của loài duy trì qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

    Bình luận

Viết một bình luận