Mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình nhận thức .Vận dụng vào trong quá trình rèn luyện của bản thân

By Valerie

Mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình nhận thức .Vận dụng vào trong quá trình rèn luyện của bản thân

0 bình luận về “Mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình nhận thức .Vận dụng vào trong quá trình rèn luyện của bản thân”

  1. Đáp án:

    Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn vừa là điểm khởi đầu, là nguồn gốc vừa là mục tiêu hướng tới của lý luận. Do vậy, nhận thức lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn.

    Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta xác định nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong giáo dục – đào tạo. Nó đòi hỏi quá trình giáo dục đào tạo phải mang tính thực tiễn sâu sắc trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn, bám sát vận động thực tiễn, phải được chứng minh bằng thực tiễn và thực hành trong thực tiễn.

    Trong quá trình giáo duc, đào tạo học viên sĩ quan ở các nhà trường quân đội luôn quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, đặc biệt là quan điểm về thực tiễn trong quá trình giáo dục – đào tạo đối với mọi đối tượng. Trong đó đặc biệt chú trọng đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội. Trước yêu cầu ngày càng cao của việc đào tạo sĩ quan chỉ huy, lực lượng có ý nghĩa quyết định đối với việc quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sỹ ở các đơn vị cơ sở sau này. Vậy nên đòi hỏi mỗi học viên đang học tập để trở thành người cán bộ quân sự cấp phân đội bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn chuyên ngành cần phải vững vàng về lý luận, chắc về kiến thức cơ bản, có tư duy lý luận sắc bén, có khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn vào luận giải những vấn đề lý luận để hiểu đúng, hiểu thực chất, hiểu sâu sắc các tri thức đã được lĩnh hội, làm nền tảng vững chắc cho quá trình quản lý giáo dục và rèn luyện chiến sỹ sau này và làm cơ sở vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Muốn vậy cùng với nhiều nhiệm vụ học tập rèn luyện thì việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn và học tập các môn lý luận khoa học xã hội là hết sức quan trọng.

    Trong thời gian qua bên cạnh những ưu điểm đã đạt được việc vận dụng kiến thức thực tiễn vào luận chứng cho kiến thức lý luận của học viên còn nhiều hạn chế nhất định: Học lý luận máy móc câu chữ, không đi sâu vào bản chất quy luật, thực chất nội dung, thụ động về tư duy, “nô lệ ” về kiến thức, chỉ biết liên hệ trách nhiệm bản thân, thiếu thực tiễn hoặc thực tiễn phong phú nhưng không biết lựa chọn thực tiễn phù hợp với nguyên lý lý luận, liên hệ không sát, không chặt chẽ, dẫn đến hiểu lý luận hời hợt, không hiểu được thực chất của nội dung cần luận giải.

    Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đào tạo ngày càng cao, cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau.

    Một là, đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy và học các môn khoa học xã hội theo hướng thiết thực, hiện đại, hiệu quả cao, học thực chất, thi thực chất, giảm lý thuyết tăng thực tiễn, chất lượng lấy đổi mới phương pháp là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là đòi hỏi  hàng đầu.

    Giảng dạy nội dung cơ bản tăng cường, thường xuyên bổ sung thông tin hiện đại, người học phải nắm bắt được những thông tin khoa học trên thế giới và trong nước, nắm vững các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành để vận dụng vào thực tiễn.

    Cần đổi mới mạnh mẽ cả phương pháp dạy và phương pháp học phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học, tránh lối truyền thụ một chiều, học lý thuyết suông, tách rời lý luận với thực tiễn, người học viên phải biết tìm tòi, biết kế thừa tri thức một cách có phê phán, chọn lọc không được sao chép máy móc, cũng không bao giờ phủ định một cách giản đơn, mà có sự phân tích sâu sắc để tìm ra những yếu tố tích cực, làm giàu thêm vốn kiến thức, sự hiểu biết trong hành trang tri thức của mình. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất góp phần hình thành, củng cố và phát triển kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học khoa học xã hội của người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong các nhà trường quân đội.

    Hai là, để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội cần phải có sự lãnh đạo, quan tâm giúp đỡ của cán bộ, chỉ huy các cấp, đặc biệt là sự giúp đỡ của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho họ. Phải đưa họ vào những “tình huống có vấn đề” để rèn luyện các thao tác tư duy của bản thân người học, tránh lối truyền đạt một chiều. Người học phải có phương pháp tư duy biện chứng, nhận thức đúng đắn đạt đến chân lý khách quan, phản ánh đúng đắn bản chất, quy luật của thực tiễn, vận dụng thực tiễn có hiệu quả. Phát huy có hiệu quả sức mạnh của mọi lực lượng sư phạm cùng tham gia, đưa người học vào một quá trình rèn luyện nghiêm túc, khoa học, có hiệu quả, rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nhiệm vụ.

    Ba là,quá trình rèn luyện, học tập phải tuân theo quy luật nhận thức, phải có sự nỗ lực không ngừng của bản thân người học, phải thường xuyên rèn luyện năng lực tư duy bằng trí óc thông qua các thao tác: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá… Người học phải chịu khó đọc sách, nghiên cứu tài liệu, quan tâm theo dõi, nghiên cứu, luận giải các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống, phải thường xuyên rút kinh nghiệm trong mọi hoạt động phải thấy được quá trình nhận thức của con người là con đường biện chứng: từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng trở về với thực tiễn. Người học phải bám sát thực tiễn của đơn vị và của xã hội để vận dụng một cách thích hợp.

    Như vậy, rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn khoa học xã hội cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong các nhà trường quân đội là tất yếu khách quan là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo đào tạo ra những sĩ quan chỉ huy có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn và kiến thức khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện trên cơ sở vững mạnh về chính trị. Vấn đề đặt ra phải phát huy tốt các mặt thuận lợi khắc phục các mặt hạn chế để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn cho họ. Đây là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, người cán bộ chỉ huy, đội ngũ giáo viên đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của người học. Có như vậy việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào  học các môn khoa học xã hội mới đạt yêu cầu đề ra.

    Trong quá trình học tập và việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn trong học tập các môn khoa học xã hội của học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong các nhà trường quân đội đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế. Do vậy, cần thực hiện tổng hợp các giải pháp trong đó đặc biệt chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học trong quá trình dạy học các môn khoa học xã hội. Việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn có ý nghĩa thiết thực đối với cả quá trình học tập và việc hình thành phẩm chất, năng lực chỉ huy của người cán bộ quân đội sau này.

    (Chúc bạn học tốt)

    Trả lời
  2. Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta xác định nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong giáo dục – đào tạo. Nó đòi hỏi quá trình giáo dục đào tạo phải mang tính thực tiễn sâu sắc trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn, bám sát vận động thực tiễn, phải được chứng minh bằng thực tiễn và thực hành trong thực tiễn.

    Trong quá trình giáo duc, đào tạo học viên sĩ quan ở các nhà trường quân đội luôn quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, đặc biệt là quan điểm về thực tiễn trong quá trình giáo dục – đào tạo đối với mọi đối tượng. Trong đó đặc biệt chú trọng đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội. Trước yêu cầu ngày càng cao của việc đào tạo sĩ quan chỉ huy, lực lượng có ý nghĩa quyết định đối với việc quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sỹ ở các đơn vị cơ sở sau này. Vậy nên đòi hỏi mỗi học viên đang học tập để trở thành người cán bộ quân sự cấp phân đội bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn chuyên ngành cần phải vững vàng về lý luận, chắc về kiến thức cơ bản, có tư duy lý luận sắc bén, có khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn vào luận giải những vấn đề lý luận để hiểu đúng, hiểu thực chất, hiểu sâu sắc các tri thức đã được lĩnh hội, làm nền tảng vững chắc cho quá trình quản lý giáo dục và rèn luyện chiến sỹ sau này và làm cơ sở vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Muốn vậy cùng với nhiều nhiệm vụ học tập rèn luyện thì việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn và học tập các môn lý luận khoa học xã hội là hết sức quan trọng.

    Trong thời gian qua bên cạnh những ưu điểm đã đạt được việc vận dụng kiến thức thực tiễn vào luận chứng cho kiến thức lý luận của học viên còn nhiều hạn chế nhất định: Học lý luận máy móc câu chữ, không đi sâu vào bản chất quy luật, thực chất nội dung, thụ động về tư duy, “nô lệ ” về kiến thức, chỉ biết liên hệ trách nhiệm bản thân, thiếu thực tiễn hoặc thực tiễn phong phú nhưng không biết lựa chọn thực tiễn phù hợp với nguyên lý lý luận, liên hệ không sát, không chặt chẽ, dẫn đến hiểu lý luận hời hợt, không hiểu được thực chất của nội dung cần luận giải.

    Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đào tạo ngày càng cao, cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau.

    Một là, đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy và học các môn khoa học xã hội theo hướng thiết thực, hiện đại, hiệu quả cao, học thực chất, thi thực chất, giảm lý thuyết tăng thực tiễn, chất lượng lấy đổi mới phương pháp là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là đòi hỏi  hàng đầu.

    Giảng dạy nội dung cơ bản tăng cường, thường xuyên bổ sung thông tin hiện đại, người học phải nắm bắt được những thông tin khoa học trên thế giới và trong nước, nắm vững các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành để vận dụng vào thực tiễn.

    Cần đổi mới mạnh mẽ cả phương pháp dạy và phương pháp học phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học, tránh lối truyền thụ một chiều, học lý thuyết suông, tách rời lý luận với thực tiễn, người học viên phải biết tìm tòi, biết kế thừa tri thức một cách có phê phán, chọn lọc không được sao chép máy móc, cũng không bao giờ phủ định một cách giản đơn, mà có sự phân tích sâu sắc để tìm ra những yếu tố tích cực, làm giàu thêm vốn kiến thức, sự hiểu biết trong hành trang tri thức của mình. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất góp phần hình thành, củng cố và phát triển kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học khoa học xã hội của người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong các nhà trường quân đội.

    Hai là, để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội cần phải có sự lãnh đạo, quan tâm giúp đỡ của cán bộ, chỉ huy các cấp, đặc biệt là sự giúp đỡ của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho họ. Phải đưa họ vào những “tình huống có vấn đề” để rèn luyện các thao tác tư duy của bản thân người học, tránh lối truyền đạt một chiều. Người học phải có phương pháp tư duy biện chứng, nhận thức đúng đắn đạt đến chân lý khách quan, phản ánh đúng đắn bản chất, quy luật của thực tiễn, vận dụng thực tiễn có hiệu quả. Phát huy có hiệu quả sức mạnh của mọi lực lượng sư phạm cùng tham gia, đưa người học vào một quá trình rèn luyện nghiêm túc, khoa học, có hiệu quả, rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nhiệm vụ.

    Ba là,quá trình rèn luyện, học tập phải tuân theo quy luật nhận thức, phải có sự nỗ lực không ngừng của bản thân người học, phải thường xuyên rèn luyện năng lực tư duy bằng trí óc thông qua các thao tác: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá… Người học phải chịu khó đọc sách, nghiên cứu tài liệu, quan tâm theo dõi, nghiên cứu, luận giải các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống, phải thường xuyên rút kinh nghiệm trong mọi hoạt động phải thấy được quá trình nhận thức của con người là con đường biện chứng: từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng trở về với thực tiễn. Người học phải bám sát thực tiễn của đơn vị và của xã hội để vận dụng một cách thích hợp.

    Như vậy, rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào học tập các môn khoa học xã hội cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong các nhà trường quân đội là tất yếu khách quan là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo đào tạo ra những sĩ quan chỉ huy có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn và kiến thức khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện trên cơ sở vững mạnh về chính trị. Vấn đề đặt ra phải phát huy tốt các mặt thuận lợi khắc phục các mặt hạn chế để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn cho họ. Đây là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, người cán bộ chỉ huy, đội ngũ giáo viên đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của người học. Có như vậy việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn vào  học các môn khoa học xã hội mới đạt yêu cầu đề ra.

    Trong quá trình học tập và việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn trong học tập các môn khoa học xã hội của học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trong các nhà trường quân đội đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế. Do vậy, cần thực hiện tổng hợp các giải pháp trong đó đặc biệt chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học trong quá trình dạy học các môn khoa học xã hội. Việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn có ý nghĩa thiết thực đối với cả quá trình học tập và việc hình thành phẩm chất, năng lực chỉ huy của người cán bộ quân đội sau này.

    Trả lời

Viết một bình luận