Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô (trước đây) được hình thành từ rất sớm. Người kiến tạo và đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ đó chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, tháng 6-1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân tới đất nước của V. I. Lê-nin khi tìm ra chân lý thời đại, rằng “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người”, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Nhân dân Liên Xô cũng luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm nồng thắm và sự giúp đỡ hào hiệp. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Vôrôsilốp (tháng 5/1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam, như vừa mới diễn ra ngày hôm qua.
Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Liên bang Nga, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Kinh tế, thương mại, nhờ “lực đẩy” của hợp tác chính trị – ngoại giao, quan hệ kinh tế Việt – Nga ngày càng có những thay đổi tích cực, nhất là những năm gần đây đã ghi nhận những bước tiến về chất.
Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Nước Việt Nam non trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm… Chính quyền cách mạng chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu. Vì vậy, một trong những cố gắng đầu tiên của Chủ tịchHồ Chí Minhlà phá vỡ thế bao vây của kẻ thù và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngày 22-9-1945 – 20 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Chủ tịchHồ Chí Minhgửi mật điện cho I.V. Stalin (qua Đại sứ Liên Xô A.E.Bogomolov tại Pháp), thông báo về sự ra đời của Chính phủ cách mạng ở Việt Nam:3
Bức mật điện đầu tiên Liên Xô nhận được từ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (22-9-1945)
Kính gửi đồng chí Stalin. Moksva.
Chúng tôi xin thông báo với Ngài rằng Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập với Chủ tịch làHồ Chí Minh. Ngày 25 – 8, Hoàng đế Bảo Đại thoái vị và chuyển giao chính quyền cho Chính phủ mới được toàn dân ủng hộ.
Trong khi đó, do hệ thống đê điều bị phá vỡ, một nửa Bắc Bộ bị ngập lụt, gây thiệt hại to lớn, dân bắt đầu chết đói. Chúng tôi xin Ngài giúp đỡ ở mức độ có thể.
Trân trọng.Hồ Chí Minh
Nguồn: Архив внешней политики Российской Федерации (АВП РФ), ф. 0136, оп. 29, п.197, д. 31, л.187.
Bức điện trên và một loạt các bức điện khác được gửi trong tháng 9,10/1945 đều không được hồi âm. Theo Bukharkin, “Matxcova tiếp nhận những bức điện khẩn của lãnh đạo Việt Nam với thái độ khá dè dặt”.4Vấn đề Đông Dương đã không được ưu tiên bởi Moskva như vấn đề phương Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời, Stalin “không muốn làm suy yếu Đảng Cộng sản Pháp khi ủng hộ cuộc chiến giành độc lập ở Đông Dương”, vì thế, Stalin đã “khoán” cho Trung Quốc nhiệm vụ hỗ trợHồ Chí Minhvà Việt Minh. Maurice Thorez, lãnh đạo Cộng sản Pháp, từng nói rằng “Stalin không tin tưởng nhóm củaHồ Chí Minh”. Thorez nói rằngHồ Chí Minhđã đi quá xa trong quan hệ với Mỹ và tình báo Anh. Hơn thế nữa, Stalin không vui khiHồ Chí Minhkhông chịu nghe lời mình.5
Sau khi được Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao (18-1-1950), Chủ tịchHồ Chí Minhtới Bắc Kinh (21-1-1950). Nhân dịp này,Hồ Chí Minhđã đề nghị Chính phủ Trung Quốc thông báo cho Stalin biếtHồ Chí Minhđang thăm Trung Quốc và đề nghị được gặp Stalin để thông báo cho Chính phủ Liên Xô biết về tình hình cách mạng Việt Nam.6
Ngày 23-1-1950, Bộ trưởng Ngoại giaoHoàng Minh Giámthay mặt Chính phủ Việt Nam gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai nước kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ. Mao Trạch Đông, lúc đó đang đàm phán với Stalin để ký Hiệp ước Hữu nghị, Đồng minh và Tương trợ Trung – Xô tại Moskva, đã đề nghị Stalin mờiHồ Chí Minhtới Moskva để bàn về việc hợp tác Xô – Việt. Stalin đã miễn cưỡng chấp nhận điều này và ngày 30-1-1950, Moskva chính thức công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.5Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Liên Xô được lên cấp đại sứ vào tháng 4 năm 1952.7
Từ năm 1950 trở đi, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Số lượng hàng đầu tiên gồm “pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải môlôtôva và thuốc quân y”. Nhìn chung, nếu từ tháng 5-1950 đến tháng 6-1954, Việt Nam nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế với tổng trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, thì trong đó “toàn bộ pháo cao xạ 37 ly- 76 khẩu, toàn bộ hỏa tiễn (cachiusa), toàn bộ số tiểu liên K50, phần lớn số ôtô vận tải 685 trên tổng số 745 chiếc và một số lượng lớn thuốc kháng sinh ký ninh là của Liên Xô”.8
Báo chí Việt Nam luôn ca ngợi sự khăng khít trong quan hệ giữa hai nước. Chủ tịchHồ Chí Minhthường nói:9
“Đối với Lênin, đối với Cách mạng Tháng Mười, đối với Đảng Cộng sản, Chính phủ Liên Xô và nhân dân Xô Viết, chúng ta ‘Uống nước phải nhớ nguồn’.”
Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng nói:
“Nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng mỗi bước đi lên, mỗi chặng đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với những sự kiện trọng đại diễn ra trên đất nước Liên Xô.”
Trong giai đoạn từ năm 1978 đến giữa những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp các khoản viện trợ từ 700 triệu đến 1 tỷ USD viện trợ hàng năm cho Việt Nam. Các viện trợ bao gồm các khoản cho vay, tín dụng thương mại, đào tạo kỹ thuật, các dự án hỗ trợ, trợ giá… Toàn bộ các cơ sở công nghiệp của Việt Nam sau chiến tranh đã được khôi phục và xây dựng bởi sự giúp đỡ của người Liên Xô.
Các khoản viện trợ của Liên Xô đến Việt Nam tăng vọt khi Việt Nam gia nhập khối Comecon, một tổ chức kinh tế của các quốc gia khối XHCN bao gồm Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romania. Trong một nghiên cứu đã được công bố bởi Thư viện Quốc hội Nga (Library of Congress), các khoản viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam nằm trong khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD trong năm 1978. Cho đến giữa những năm 1980, khi Liên Xô phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, họ vẫn dành cho Việt Nam khoản viện trợ 1 tỷ USD hàng năm.10
Sau sự kiện Liên Xô tan rã, mối quan hệ lại được tạo dựng giữa Việt Nam và Liên bang Nga, quốc gia kế tục Liên Xô.
Ngày 27 tháng 12 năm 1991 Việt Nam tuyên bố công nhận Nga là quốc gia thừa kế Liên Xô, mặc dù tổng thống Nga Boris Yeltsin vào ngày 29 tháng 8 đã ra lệnh cấm tất cả các hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, sau cuộc đảo chính Xô viết năm 1991.
Bạn tham khảo nhé:
Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô (trước đây) được hình thành từ rất sớm. Người kiến tạo và đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ đó chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, tháng 6-1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân tới đất nước của V. I. Lê-nin khi tìm ra chân lý thời đại, rằng “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người”, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Nhân dân Liên Xô cũng luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm nồng thắm và sự giúp đỡ hào hiệp. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Vôrôsilốp (tháng 5/1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam, như vừa mới diễn ra ngày hôm qua.
Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Liên bang Nga, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Kinh tế, thương mại, nhờ “lực đẩy” của hợp tác chính trị – ngoại giao, quan hệ kinh tế Việt – Nga ngày càng có những thay đổi tích cực, nhất là những năm gần đây đã ghi nhận những bước tiến về chất.
Chúc bạn học tốt????????????
Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Nước Việt Nam non trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm… Chính quyền cách mạng chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu. Vì vậy, một trong những cố gắng đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phá vỡ thế bao vây của kẻ thù và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngày 22-9-1945 – 20 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mật điện cho I.V. Stalin (qua Đại sứ Liên Xô A.E.Bogomolov tại Pháp), thông báo về sự ra đời của Chính phủ cách mạng ở Việt Nam:3
Bức mật điện đầu tiên Liên Xô nhận được từ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (22-9-1945)
Kính gửi đồng chí Stalin. Moksva.
Chúng tôi xin thông báo với Ngài rằng Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập với Chủ tịch là Hồ Chí Minh. Ngày 25 – 8, Hoàng đế Bảo Đại thoái vị và chuyển giao chính quyền cho Chính phủ mới được toàn dân ủng hộ.
Trong khi đó, do hệ thống đê điều bị phá vỡ, một nửa Bắc Bộ bị ngập lụt, gây thiệt hại to lớn, dân bắt đầu chết đói. Chúng tôi xin Ngài giúp đỡ ở mức độ có thể.
Trân trọng. Hồ Chí Minh
Nguồn: Архив внешней политики Российской Федерации (АВП РФ), ф. 0136, оп. 29, п.197, д. 31, л.187.
Bức điện trên và một loạt các bức điện khác được gửi trong tháng 9,10/1945 đều không được hồi âm. Theo Bukharkin, “Matxcova tiếp nhận những bức điện khẩn của lãnh đạo Việt Nam với thái độ khá dè dặt”.4 Vấn đề Đông Dương đã không được ưu tiên bởi Moskva như vấn đề phương Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời, Stalin “không muốn làm suy yếu Đảng Cộng sản Pháp khi ủng hộ cuộc chiến giành độc lập ở Đông Dương”, vì thế, Stalin đã “khoán” cho Trung Quốc nhiệm vụ hỗ trợ Hồ Chí Minh và Việt Minh. Maurice Thorez, lãnh đạo Cộng sản Pháp, từng nói rằng “Stalin không tin tưởng nhóm của Hồ Chí Minh”. Thorez nói rằng Hồ Chí Minh đã đi quá xa trong quan hệ với Mỹ và tình báo Anh. Hơn thế nữa, Stalin không vui khi Hồ Chí Minh không chịu nghe lời mình.5
Sau khi được Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao (18-1-1950), Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Bắc Kinh (21-1-1950). Nhân dịp này, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ Trung Quốc thông báo cho Stalin biết Hồ Chí Minh đang thăm Trung Quốc và đề nghị được gặp Stalin để thông báo cho Chính phủ Liên Xô biết về tình hình cách mạng Việt Nam.6
Ngày 23-1-1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, đề nghị hai nước kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ. Mao Trạch Đông, lúc đó đang đàm phán với Stalin để ký Hiệp ước Hữu nghị, Đồng minh và Tương trợ Trung – Xô tại Moskva, đã đề nghị Stalin mời Hồ Chí Minh tới Moskva để bàn về việc hợp tác Xô – Việt. Stalin đã miễn cưỡng chấp nhận điều này và ngày 30-1-1950, Moskva chính thức công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.5 Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Liên Xô được lên cấp đại sứ vào tháng 4 năm 1952.7
Từ năm 1950 trở đi, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Số lượng hàng đầu tiên gồm “pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải môlôtôva và thuốc quân y”. Nhìn chung, nếu từ tháng 5-1950 đến tháng 6-1954, Việt Nam nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế với tổng trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, thì trong đó “toàn bộ pháo cao xạ 37 ly- 76 khẩu, toàn bộ hỏa tiễn (cachiusa), toàn bộ số tiểu liên K50, phần lớn số ôtô vận tải 685 trên tổng số 745 chiếc và một số lượng lớn thuốc kháng sinh ký ninh là của Liên Xô”.8
Báo chí Việt Nam luôn ca ngợi sự khăng khít trong quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói:9
“Đối với Lênin, đối với Cách mạng Tháng Mười, đối với Đảng Cộng sản, Chính phủ Liên Xô và nhân dân Xô Viết, chúng ta ‘Uống nước phải nhớ nguồn’.”
Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng nói:
“Nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng mỗi bước đi lên, mỗi chặng đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với những sự kiện trọng đại diễn ra trên đất nước Liên Xô.”
Trong giai đoạn từ năm 1978 đến giữa những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp các khoản viện trợ từ 700 triệu đến 1 tỷ USD viện trợ hàng năm cho Việt Nam. Các viện trợ bao gồm các khoản cho vay, tín dụng thương mại, đào tạo kỹ thuật, các dự án hỗ trợ, trợ giá… Toàn bộ các cơ sở công nghiệp của Việt Nam sau chiến tranh đã được khôi phục và xây dựng bởi sự giúp đỡ của người Liên Xô.
Các khoản viện trợ của Liên Xô đến Việt Nam tăng vọt khi Việt Nam gia nhập khối Comecon, một tổ chức kinh tế của các quốc gia khối XHCN bao gồm Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romania. Trong một nghiên cứu đã được công bố bởi Thư viện Quốc hội Nga (Library of Congress), các khoản viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam nằm trong khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD trong năm 1978. Cho đến giữa những năm 1980, khi Liên Xô phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, họ vẫn dành cho Việt Nam khoản viện trợ 1 tỷ USD hàng năm.10
Sau sự kiện Liên Xô tan rã, mối quan hệ lại được tạo dựng giữa Việt Nam và Liên bang Nga, quốc gia kế tục Liên Xô.
Ngày 27 tháng 12 năm 1991 Việt Nam tuyên bố công nhận Nga là quốc gia thừa kế Liên Xô, mặc dù tổng thống Nga Boris Yeltsin vào ngày 29 tháng 8 đã ra lệnh cấm tất cả các hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, sau cuộc đảo chính Xô viết năm 1991.