Môn: Công nghệ 7
Câu1. Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi là
A. Di truyền. B. Thức ăn.
C. Chăm sóc. D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 2. Giống vật nuôi quyết định đến
A. Năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi . B. Lượng thịt.
C. Lượng mỡ. D. Lượng sữa
Câu 3. Hiện nay việc khai thác rừng ở Việt Nam chỉ được phép
A. Khai thác trắng B. Khai thác chọn C. Khai thác dần .
Câu 4: Mục đích của nhân giống thuần chủng là:
A. Tạo ra giống mới. B. Lai tạo ra được nhiều cá thể đực.
C. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có D. Tạo ra được nhiều cá thể cái.
Câu 5: Khi lập vườn gieo ươm, cần phải đảm bảo những điều kiện nào?
A. Đất cát pha, không có ổ sâu bệnh, độ pH từ 6 đến 7, gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
B. Đất cát pha, pH cao.
C. Đất thịt, đất sét, xa nơi trồng rừng.
D. Gần nguồn nước và xa nơi trồng rừng.
Câu 6: Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp thực hiện theo quy trình kỹ thuật nào sau đây?
A. Đất hoang dại hay đã qua sử dụng -> Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại -> Dọn cây hoang dại -> Đập và san phẳng -> Đất tơi xốp.
B. Đất hoang dại hay đã qua sử dụng ->Dọn cây hoang dại -> Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại -> Đập và san phẳng -> Đất tơi xốp.
C. Đất hoang dại hay đã qua sử dụng ->Dọn cây hoang dại -> Đập và san phẳng -> Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại -> Đất tơi xốp.
Câu 7: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau là cách phân loại nào sau đây:
A. Theo mức độ hoàn thiện của giống. B. Theo địa lí.
C. Theo hình thái, ngoại hình. D. Theo hướng sản xuất.
Câu 8: Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải:
A. Chọn cây còn non để chặt. B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng.
C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm . D. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
Câu 9: Quy trình trồng cây con có bầu là:
A. Tạo lỗ trong hố đất -> Rạch vỏ bầu -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Lấp và nén đất lần 1 -> Lấp và nén đất lần 2 -> Vun gốc.
B. Tạo lỗ trong hố đất -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Rạch vỏ bầu -> Lấp và nén đất lần 1 -> Lấp và nén đất lần 2 -> Vun gốc.
C. Tạo lỗ trong hố đất -> Rạch vỏ bầu -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Lấp và nén đất lần 1 -> Vun gốc -> Lấp và nén đất lần 2.
A. Tạo lỗ trong hố đất -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Rạch vỏ bầu -> Lấp và nén đất lần 1 -> Vun gốc -> Lấp và nén đất lần 2.
Câu 10: Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:
A. Làm rào bảo vệ, làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa và dặm cây.
B. Làm rào bảo vệ, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
C. Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa và dặm cây.
D. Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
Câu 11: Vai trò của ngành chăn nuôi là:
A. Cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
B. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
C. Cung cấp thực phẩm, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
D. Cung cấp thực phẩm, sức kéo và phân bón.
Câu 12: a) Thế nào là chọn giống vật nuôi? Cho ví dụ.
b) Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi. Nêu định nghĩa từng phương pháp?
Câu 13: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi? Cho ví dụ?
C©u 15: Tại sao nói rừng có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống của xã hội ? Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là gì ?
Câu 16.
Chọn phối là gì? Lấy 2 ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống ở địa phương em thường áp dụng?
Câu17: Nhân giống thuần chủng là gì? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao?
1. D
2. A
3. B
4. C
5. A
6. C
7. D
8. D
9. A
10. A
11. B
Mik chỉ lm được đến câu 11 thôi :< Thông kảm cho mik nhé
Mấy câu kia bạn nên chia nhỏ ra nha ! TYM TYM
Câu 1: D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 2: A. Năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi.
Câu 3: B. Khai thác chọn.
Câu 4: C. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có.
Câu 5: A. Đất cát pha, không có ổ sâu bệnh, độ pH từ 6 đến 7, gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
Câu 6: B. Đất hoang dại hay đã qua sử dụng →Dọn cây hoang dại → Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại → Đập và san phẳng → Đất tơi xốp.
Câu 7: D. Theo hướng sản xuất.
Câu 8: D. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
Câu 9: A. Tạo lỗ trong hố đất → Rạch vỏ bầu → Đặt bầu vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc.
Câu 10: D. Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
Câu 11: B. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
Câu 12:
a) – Giống vật nuôi là giống do con người tạo ra , mỗi giống vật nuôi đều có năng xuất các chất lượng sản như nhau, có tính duy truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
– VD: vịt cỏ , bò sữa Hà Lan ,…
b) – Có hai phương pháp chọn giống vật nuôi.
+ Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những cá thể tốt. Dữ lại giống.
+ Kiểm tra năng xuất : Từ con của các cặp bố mẹ tốt được nuôi trong cùng điều kiện.
Câu 13:
– Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của các bộ phận trong cơ thể
VD: Thể trọng lợn con từ 5 kg tăng lên 8kg
– Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể
VD: Gà trống biết gáy
Câu 15:
– Vì:
+ Rừng làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.
+ Rừng chống xói mò, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Rừng làm nguyên liệu xuất khẩu.
+ Rừng cung cấp nguyên liệu lâm sản cho gia đình.
+ Rừng phục vụ nghiên cứu.
+ Rừng phục vụ du lịch, giải trí.
⇒ Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống của xã hội.
– Nhiệm vụ trồng rừng nước ta trong thời gian tới là: Trồng rừng để phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
+ Trồng rừng sản suất: Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống, sản xuất.
+ Trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển.
+ Trồng rừng đặc dụng: vườn quốc gia, các khu bảo tồn.
Câu 16:
– Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
– Ví dụ: Phối lợn đực Ỉ với lợn cái Ỉ là phối cùng giống, Phối gà trống giống Rốt với gà mái giống Ri là phối khác giống.
Câu 17:
– Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa các cá thể đực và cái của cùng một giống để thu được đời con mang 100% gen của giống đó.
– Cách đạt kết quả cao :
+ Tránh giao phối cận huyết.
+ Xác định rõ mục đích.
+ Chọn phối tốt.
+ Không ngừng lọc.
+ Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
Study well!!!