Một bình cao 1,5m đưbgj đầy nước có trọng lượng riêng 10000N/m3
a) Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình?
b) Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên điểm A nằm cách mặt nước 70cm?
c) để áp suất tại điểm B là Pb=12000N/m3 thì điểm B cách mặt nước bao nhiêu?
Đáp án:
a. 15 000 Pa
b. 7 000 Pa
c. 1,2m
Giải thích các bước giải:
*Tóm tắt:
– Cho biết: h = 1,5m, h1 = 70cm = 0,7m
d = 10 00N/m3
P = 12 000N/m3
– Tính: a. P1 = ?
b. P2 = ?
c. h2 = ?
*Bài làm:
a. Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình là:
`P_1 = d*h = 10 000 * 1,5 = 15 000 Pa`
b. Áp suất chất lỏng tác dụng lên điểm A là:
`P_2 = d*h_1 = 10 000 * 0,7 = 7 000 Pa`
c. Từ công thức: `P = d.h -> h = P/d `
=> Nếu áp suất tại điểm B là `12000` N/m^3 thì điểm B cách mặt nước là:
`h_2 = P/d = 12000/10000 = 1,2m`
Đáp án:
a) 15000 Pa; b) 7000 Pa; c) 1,2 m.
Giải thích các bước giải:
a) Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình:
\(P = d.h = 10000.1,5 = 15000\,\,\left( {Pa} \right)\)
b) Áp suất của chất lỏng tác dụng lên điểm A nằm cách mật nước 70 cm = 0,7 m là:
\({P_A} = d.{h_A} = 10000.0,7 = 7000\,\,\left( {Pa} \right)\)
c) Áp suất tại điểm B là:
\({P_B} = d.{h_B} \Rightarrow {h_B} = \frac{{{P_B}}}{d} = \frac{{12000}}{{10000}} = 1,2\,\,\left( m \right)\)
Vậy điểm B cách mặt nước 1,2 m.