Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=10Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I=0,5 A. bóng đèn này mắc nối tiếp với một biến

By aikhanh

Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=10Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I=0,5 A. bóng đèn này mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U=18V
a) phải điều chỉnh bóng đèn có trị số điện trở R2 là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường ?
b) biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb= 50Ω với cuộn dây làm bằng hợp kim nikêlin có tiết diện S=1mm ². Tính chiều dài của dây dẫn dùng làm biến trở

0 bình luận về “Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=10Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I=0,5 A. bóng đèn này mắc nối tiếp với một biến”

  1. TÓM TẮT : 

    R1 = 10 Ω ; I1 = 0,5 A

    R1 mắc nối tiếp với một biến trở vào U = 18 V

    a.) U2 = ? Để bóng đèn R1 sáng bình thường

    b.) Biến trở có R2 lớn nhất là Rb = 50 Ω .

    pNikelin = 0,40 . 10^-6 , S = 1mm^2 = 1 . 10^-6 m^2 . Tính chiều dài l của dây dẫn dùng làm biến trở .

    GIẢI : 

    a.) Vì bóng đèn R1 mắc nối tiếp với biến trở R2 nên : I = I1 = I2 = 0,5 A ; U = U1 + U2

    Áp dụng hệ thức định luật Ôm ta có :

    I1 = U1/R1 ==> U1 = I1 . R1 = 0,5 . 10 = 5 V

    ==> U2 = 18 – 5 = 13 V

    Ta có : I2 = U2/R2 

    ==> Để bóng đèn R1 sáng bình thường thì phải điều chỉnh R2 của biến trở :

    R2 = U2/I2 = 13/0,5 = 26 Ω

    b.) Chiều dài dây dẫn dùng làm biến trở nêu trên là :

    Rb = p . (l/S) 

    ==> l = (Rb . S)/p = (50 . 1 . 10^-6)/(0,40 . 10^-6)

              = 125 (m)

    ĐÁP SỐ : a.) R2 = 26 Ω

                     b.) l = 125 m

    Trả lời

Viết một bình luận