một chiếc bình thủy tinh lần đầu đựng đầy khí O2 rồi đem cân, cũng chiếc bình đó rút hết khí oxi rồi bơm đầy khí CO2 và đem cân, thì cả 2 lần cân chên

một chiếc bình thủy tinh lần đầu đựng đầy khí O2 rồi đem cân, cũng chiếc bình đó rút hết khí oxi rồi bơm đầy khí CO2 và đem cân, thì cả 2 lần cân chênh lệch nhau 3,6 gam. Tính thể tích chiếc bình thủy tinh đó và số phân tử của mỗi chất khí có trọng bình

0 bình luận về “một chiếc bình thủy tinh lần đầu đựng đầy khí O2 rồi đem cân, cũng chiếc bình đó rút hết khí oxi rồi bơm đầy khí CO2 và đem cân, thì cả 2 lần cân chên”

  1. Vì khí O2 và CO2 đều được bơm đầy bình ⇒ Cả 2 khí được lấy với thể tích bằng nhau và bằng thể tích chiếc bình

    ⇒ Số mol 2 khí bằng nhau ⇒ $n_{O_{2}}$ = $n_{CO_{2}}$ 

    Gọi $n_{O_{2}}$ = $n_{CO_{2}}$ = x

    Ta có: 44x – 32x = 3,6 ⇒ x = 0,3 (mol)

    Thể tích của bình là: 0,3 . 22,4 = 6,72 (l)

    Vì $n_{O_{2}}$ = $n_{CO_{2}}$ ⇒ số phân tử mỗi chất khí bằng nhau

    Số phân tử mỗi chất khí là: 0,3 . 6.$10^{23}$ = 1,8.$10^{23}$ (phân tử)

    Bình luận
  2. Vì thể tích của bình không đổi nên thể tích khí \(O_2\) và \(CO_2\) bơm vào bằng nhau.

    Do đó số mol 2 khí bằng nhau.

    Gọi số mol 2 khí đều là \(x\)

    \( \to {m_{{O_2}}} =M_{O_2}.n_{O_2}= x.32 = 32x{\text{ gam}}\)

    \({m_{C{O_2}}} = {M_{C{O_2}}}.{n_{C{O_2}}} = 44x{\text{ gam}}\)

    \( \to {m_{C{O_2}}} – {m_{{O_2}}} = 44x – 32x = 12x = 3,6\)

    \( \to x = 0,3\)

    \( \to {V_{bình}} = 0,3.22,4 = 6,72{\text{ lít}}\)

    Số phân tử mỗi khí là  (\(CO_2\) hay \(O_2\) đều như nhau)

    \({0,3.6,023.10^{23}} = {1,8069.10^{23}}\) (phân tử)

    Bình luận

Viết một bình luận