Một khối nước đá 0,8kg ở -12 độ C bên trong có lẫn một thỏi nhôm có khối lượng 100g được cho vào một nhiệt lượng kế đựng 3kg nước ở 48 độ C. Bình nhiệ

By Melody

Một khối nước đá 0,8kg ở -12 độ C bên trong có lẫn một thỏi nhôm có khối lượng 100g được cho vào một nhiệt lượng kế đựng 3kg nước ở 48 độ C. Bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 250g.
a) Hỏi nước đá có tan hết không? Giải thích.
b) Tính nhiệt độ cuối cùng của thỏi nhôm .
Cho nhiệt dung riêng của nước đá, của nước và của nhôm lần lượt là 2100j/kg.k; 4200j/kg.k và 880j/kg,k; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.10^5j/kg.

0 bình luận về “Một khối nước đá 0,8kg ở -12 độ C bên trong có lẫn một thỏi nhôm có khối lượng 100g được cho vào một nhiệt lượng kế đựng 3kg nước ở 48 độ C. Bình nhiệ”

  1. Đáp án:

    a) Có

    b) 19,8

    Giải thích các bước giải:

    a) Nhiệt lượng NLK và nước tỏa ra khi giảm xuống 0 độ là:

    \[{Q_1} = (3.4200 + 0,25.880).(48 – 0) = 615360J\]

    Nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đó nóng lên đến 0 độ và nóng chảy là:

    \[{Q_2} = (0,8.2100 + 0,1.880)(0 + 12) + 0,8.3,{4.10^5} = 293216J\]

    Do: \({Q_1} > {Q_2} \Rightarrow \) nước đá có tan hết.

    b) Nhiệt lượng nước và NLK tỏa ra là:

    \[{Q_3} = (3.4200 + 0,25.880).(48 – t) = 12820(48 – t)\]

    Nhiệt lượng nước đá và nhôm thu vào là:

    \[{Q_4} = {Q_2} + (0,8.4200 + 0,1.880)(t – 0) = 293216 + 3448t\]

    Phương trình cân bằng nhiệt:

    \[{Q_3} = {Q_4} \Rightarrow t = 19,{8^o}C\]

    Trả lời

Viết một bình luận