Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 150 độ khi thả vào một binhg nước thì làm nhiệt độ nước tăng từ 20 độ lên 60 độ . Thả tiếp vào nước khối sắt t

Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 150 độ khi thả vào một binhg nước thì làm nhiệt độ nước tăng từ 20 độ lên 60 độ . Thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lưong m/2 ở 100 độ thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu ? Coi như chỉ có sự- trao đổi nhiệt giữa các khối sắt với nước.
Làm giúp mình với, từng chi tiết từng bước nha, Mik cảm ơn

0 bình luận về “Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 150 độ khi thả vào một binhg nước thì làm nhiệt độ nước tăng từ 20 độ lên 60 độ . Thả tiếp vào nước khối sắt t”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     $m(kg)$

     $t_{1}=150^{o}C$

     $t_{2}=100^{o}C$

     $t=?$

    – Lần thứ nhất : 

    Nhiệt lượng mà khối sắt tỏa ra là : $Q_{tỏa_{1}}=m.c.Δt_{1}=(150-60)m.c=90mc(J)$

    Nhiệt lượng mà nước thu vào là : $Q_{thu_{1}}=m’.c’.Δt_{2}=(60-20)m.c=40m’c'(J)$

    Phương trình cân bằng nhiệt :

    $Q_{tỏa_{1}}=Q_{thu_{1}}$

    $90mc=40m’c’$

    $2,25mc=m’c’$

    – Lần thứ hai : Coi nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt xảy ra là $t^{o}C$

    Nhiệt lượng mà khối sắt tỏa ra là : $Q_{tỏa_{2}}=\frac{m}{2}.c.Δt_{3}=\frac{m}{2}.c.(100-t)(J)$

    Nhiệt lượng mà nước thu vào là : $Q_{thu_{2}}=(m’.c’+m.c).Δt_{4}=(2,25mc+m.c).(t-60)=3,25mc.(t-60)(J)$

    Phương trình cân bằng nhiệt :

    $Q_{tỏa_{2}}=Q_{thu_{2}}$

    $\frac{m}{2}.c.(100-t)=3,25mc.(t-60)$

    $\frac{1}{2}.(100-t)=3,25.(t-60)$

    $50-0,5t=3,25t-195$

    $3,75t=245$

    $t≈65,3^{o}C$

    Vậy nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt xảy ra là $65,3^{o}C$

    Bình luận
  2. Đáp án: $t’=65,(3)^oC$

    Giải:

    Gọi `q` là nhiệt dung của nước

    Khi thả khối sắt khối lượng `m` vào nước:

    $Q_{toa}=Q_{thu}$

    → `mc(t_1-t)=q(t-t_2)`

    → `mc(150-60)=q(60-20)`

    → `90mc=40q`

    → `9mc=4q`

    → `q=2,25mc`

    Khi thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai:

    $Q’_{toa}=Q’_{thu}$

    → $\dfrac{m}{2}c(t_3-t’)=(mc+q)(t’-t)$

    → $\dfrac{m}{2}c(100-t’)=(mc+q)(t’-60)$

    → $mc(100-t’)=2(mc+q)(t’-60)$ (2)

    Thay (1) vào (2)

    → $mc(100-t’)=2(mc+2,25mc)(t’-60)$

    → $100-t’=6,5t’-390$

    → $7,5t’=490$

    → $t’=65,(3) \ (^oC)$

    Bình luận

Viết một bình luận