Một khung dây hình tròn diện tích S=15cm2 gồm N=10 vòng dây,đặt trong từ trường đều có hợp với véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc =300 như
hình vẽ. B=0,04T.Tính độ biến thiên của từ thôngvà độ lớn suất điện động cảm
ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian 0,2s khi:
a.Tịnh tiến khung dây trong vùng từ trường đều
b.Quay khung dây quanh đường kính MN một góc 1800
c.Quay khung dây quanh đường kính MN một góc 3600
Từ thông ban đầu:
\({\Phi _1} = NBScos{30^0} = 10.0,04.\left( {{{15.10}^{ – 4}}} \right).cos{30^0} = 5,{2.10^{ – 4}}\left( Wb \right)\)
a)
Khi tịnh tiến khung dây trong vùng từ trường đều thì từ thông qua khung dây không đổi (hay nói cách khác từ thông không biến thiên)
Suất điện động cảm ứng: \({e_{cu}} = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right| = 0V\)
b)
Khi quay khung dây quanh đường kính MN một góc \({180^0}\)
Từ thông lúc này: \({\Phi _2} = NBScos{150^0} = 10.0,04.\left( {{{15.10}^{ – 4}}} \right).cos{150^0} = – 5,{2.10^{ – 4}}\left( Wb \right)\)
\(\Delta \Phi = {\Phi _2} – {\Phi _1} = – 10,{4.10^{ – 4}}\left( Wb \right)\)
Suất điện động cảm ứng: \({e_{cu}} = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right| = \dfrac{{10,{{4.10}^{ – 4}}}}{{0,2}} = 5,{2.10^{ – 3}}V\)
c)
Khi quay khung dây quanh đường kính MN một góc \({360^0}\)
Khi này khung dây trở lại vị trí ban đầu
\( \Rightarrow {\Phi _3} = {\Phi _1}\)
\(\Delta \Phi = 0\left( Wb \right)\)
Suất điện động cảm ứng: \({e_{cu}} = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right| = 0V\)