Một người bạn cũ của mẹ em đến nhà , em hãy miêu tả hình dáng của người bạn đó để mẹ em biết đó là ai . ( MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI )

Một người bạn cũ của mẹ em đến nhà , em hãy miêu tả hình dáng của người bạn đó để mẹ em biết đó là ai .
( MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI )

0 bình luận về “Một người bạn cũ của mẹ em đến nhà , em hãy miêu tả hình dáng của người bạn đó để mẹ em biết đó là ai . ( MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI )”

  1. Bài làm

    Mẹ em sinh ra và lớn lên ở mảnh đất đầy nắng gió của miền Trung. Sau khi học xong đại học sư phạm, mẹ theo bố em ra bắc để sống. Công việc và gia đình bận rộn nên chẳng mấy khi mẹ em có thời gian nghỉ ngơi cũng như về thăm quê, thăm thầy cô và bạn bè. Mẹ em luôn có mong muốn được một lần trở lại thăm các thầy cô giáo và bạn bè sau bao năm xa cách dù chỉ 1 lần nhưng đến tận giờ mẹ vẫn chưa thể thực hiện được. Bỗng một hôm, mẹ em gặp lại người bạn học cùng những năm cấp 3 cũng sinh sống và làm việc ở Hà Nội được vài năm. Cô cho mẹ em số điện thoại và địa chỉ cô giáo chủ nhiệm THPT – người mà mẹ em khâm phục và biết ơn.

    Nhân ngày nhà giáo Việt Nam năm vừa rồi, mẹ cho em đi cùng đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ. Trên con đường đến nhà thầy, mẹ đã kể cho em nghe những kỉ niệm đẹp mà chăng bao giờ mẹ quên được về người thầy giáo kính yêu của mình.

    Chẳng mấy chốc hai mẹ con đã đến trước cổng nhà thầy, căn nhà tập thể không quá rộng nhưng nó được bố trí vô cùng khoa học và sạch sẽ. Tuy sân nhà thầy không rộng lắm nhưng nó được trang trí bằng những chậu hoa nhỏ xinh xung quanh nhìn rất bắt mắt. Mẹ bấm chuông, Gương mặt mẹ em thể hiện rõ sự hồi hộp.

    Một ông già tóc bạc phơ bước ra, cụ cất giọng hỏi:

    – Xin lỗi! Quý cô muốn hỏi ai?

    Mẹ nghẹn ngào đáp với giọng run run xúc động:

    Dạ! thầy có phải là thầy Hùng? Em là Thúy Hồng, học sinh lớp A2 khóa 60 do thầy chủ nhiệm đây ạ! Thầy có nhớ em không ạ?

    Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ như đang nhớ lại kí ước khi thầy con giảng dạy rồi ồ lên khe khẽ:

    – Thúy Hồng?! Có phải Thúy Hồng ở Thọ An không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

    Nãy giờ, em vẫn bẽn lẽn núp sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ em giới thiệu em với ông.

    Em ngượng ngùng cúi đầu khoanh tay chào ông. Thầy xoa đầu cười phúc hậu và nói:

    Con ngoan lắm! nhìn giống mẹ như đúc vậy!

    Giọng nói trầm ấm của người thầy giáo già khiến em có cảm giác thân quen giống như chính người ông của mình vậy.

    Gần một tiếng, hai thầy trò ngồi ôn lại những kỉ niệm xưa. Thầy hỏi thăm từng người học trò của mình, trong đó có nhiều người thành đạt và có địa vị cao trong xã hội. Mẹ em xúc động nói:

    Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

    – Thưa thầy! Em rất biết ơn thấy vì thầy đã động viên em kiên trì thực hiện ước mơ của mình. Giờ đây em cũng được nhà nước phong tặng danh hiệu giáo viên ưu tú của tỉnh. Thầy là người đã tiếp nguồn cảm hứng học tập, phấn đấu trong cuộc việc và cuộc sống. Cây bút thầy dành tặng em khi em đoạt giải văn huyện, giờ đây em vẫn luôn giữ bên mình. Mỗi khi nhụt ý chí, chiếc bút giúp em càng quyết tâm phấn đấu hơn.

    Thầy giáo già cười hiền từ:

    – Xin chúc mừng em! Vậy là thầy đã có thêm cô đồng nghiệp tận tâm với nghề và yêu thương học sinh rồi. Thầy tin rằng em sẽ còn đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong tương lai.

    Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

    – Con có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Dậy dỗ và nuôi dưỡng những học sinh như mẹ cháu, đó là điều quý giá nhất của người giáo viên đấy cháu ạ!

    Suốt dọc đường về nhà, mẹ kể cho em nghe nhiều kỉ niệm đẹp nhất về người thầy cũ.

    Có 2 đề cho bạn nha 1 ngắn và 1 dài nha

    Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng.

    Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy. Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn. Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cửa nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dầy dặn kinh nghiệm. Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi: “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ. Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi. Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều nghành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.

    Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! thầy thật là cao cả.

    Bình luận

Viết một bình luận