Một quả cầu có trọng lượng riêng d1=8200N/m3, thể tích V1=100 cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng của dầu là d2=7000N/m3 và của nước là d3=10000N/m3. Thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu là ^^^chi tiet nha^^^^
Đổi 100cm³ = 0,0001m³
Gọi thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đổ dầu vào là V (m³)
=> thể tích phần quả cầu ngập trong dầu là $V1-V(m^3)$
Vì quả cầu nằm lơ lửng trong dầu và nước nên:
$P=F_A<=>d_1.V_1=d_2.(V_1-V)+d_3.V$
$<=>8200.0,0001=7000.(0,0001-V)+10000.V$
Giải ra ta tính được $V=0,00004(m^3)=40cm^3$
Vậy thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu là 40cm³.
Đáp án: `V_3=40cm^3`
Giải:
`V_1=100cm^3=10^{-4}m^3`
Trọng lượng của quả cầu:
`P_1=d_1V_1=8200.10^{-4}=0,82 \ (N)`
Lực đẩy Ác si mét do dầu tác dụng lên quả cầu:
`F_{A_1}=d_2V_2=7000V_2`
Lực đẩy Ác si mét do nước tác dụng lên quả cầu:
`F_{A_2}=d_3V_3=10000V_3`
Vì quả cầu cân bằng nên
`P_1=F_{A_1}+F_{A_2}`
⇔ `0,82=7000V_2+10000V_3`
Ta có hệ phương trình:
$\begin{cases} V_2+V_3=V_1=10^{-4} \\ 7000V_2+10000V_3=0,82 \end{cases} ⇔ \begin{cases} V_2=6.10^{-5} \ (m^3)=60cm^3 \\ V_3=4.10^{-5} \ (m^3)=40cm^3\end{cases}$