Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặ

Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại?
Tóm tắt cụ thể

0 bình luận về “Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặ”

  1. Đáp án:

    \(s = 51m\)

    Giải thích các bước giải:

    Tóm tắt:
    \(\begin{array}{l}
    {v_0} = 10m/s\\
    \mu = 0,1\\
    g = 9,8m/{s^2}\\
    v = 0\\
    s = ?
    \end{array}\)
    Giải:
    + Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng.
    + Áp dụng định luật II Niu – tơn ta có:
    \(\overrightarrow {{F_{ms}}} = m.\overrightarrow a \,\,\,\left( * \right)\)
    + Chiếu (*) lên phương chuyển động ta có:
    \(\begin{array}{l}
    \overrightarrow {{F_{ms}}} = m.\overrightarrow a \,\,\,\left( * \right)\\
    – {F_{ms}} = ma \Leftrightarrow – \mu N = ma \Leftrightarrow – \mu mg = ma\\
    \Rightarrow a = – \mu g = – 0,1.9,8 = – 0,98m/{s^2}
    \end{array}\)
    + Khi bóng dừng lại thì: \(v = 0m/s\)
    + Áp dụng công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường ta có:
    \(\begin{array}{l}
    {v^2} – v_0^2 = 2as\\
    \Rightarrow s = \frac{{{v^2} – v_0^2}}{{2a}} = \frac{{0 – {{10}^2}}}{{2.\left( { – 0,98} \right)}} = 51m
    \end{array}\)

    Bình luận

Viết một bình luận