Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g.Trong giây thứ 3 ,quãng đường rơi đươc là 24.5m và tốc độ của vật khi vừa chạm đ

By Rylee

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g.Trong giây thứ 3 ,quãng đường rơi đươc là 24.5m và tốc độ của vật khi vừa chạm đất là 39.2m/s .Tính g và độ cao nơi thả vật

0 bình luận về “Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g.Trong giây thứ 3 ,quãng đường rơi đươc là 24.5m và tốc độ của vật khi vừa chạm đ”

  1. Quãng đường vật rơi sau 3s:

    $s_3=\frac{1}{2}g.3^2=4,5g$

    Quãng đường vật rơi sau 2s:

    $s_2=\frac{1}{2}g.2^2=2g$

    Quãng đường vật rơi trong giây thứ 3:

    $Δs=s_3-s_2=4,5g-2g$

    ⇔ $24,5=2,5g$

    ⇒ $g=9,8$ $(m/s^2)$

    Vận tốc của vật khi chạm đất: $v=39,2m/s$

    Gọi  t là thời gian rơi của vật

    Ta có:

    $v=gt  ⇔ 39,2=9,8t ⇒ t=4$ (s)

    Độ cao nơi thả vật:

    $h=\frac{1}{2}gt^2=\frac{1}{2}.9,8.4^2=78,4$ (m)

    Trả lời
  2. Đáp án:

    \(\begin{array}{l}
    g = 9,8m/{s^2}\\
    h = 78,4m
    \end{array}\)

    Giải thích các bước giải:

    Quảng đường vật rơi sau 2s là:

    \({s_3} = \dfrac{1}{2}g{t^2} = 0,5.g{.3^2} = 4,5g\)

    Quảng đường vật rơi sau 3s là:

    \({s_2} = \dfrac{1}{2}g{t^2} = 0,5.g{.2^2} = 2g\)

    Vì trong giây thứ 3 vật rơi 39,2m/s nên:

    \(\begin{array}{l}
    {s_3} – {s_2} = 24,5\\
     \Rightarrow 4,5g – 2g = 24,5\\
     \Rightarrow 2,5g = 24,5\\
     \Rightarrow g = 9,8m/{s^2}
    \end{array}\)

    Độ cao thả vật là:

    \(h = \dfrac{{{v^2}}}{{2g}} = \dfrac{{39,{2^2}}}{{2.9,8}} = 78,4m\)

    Trả lời

Viết một bình luận