Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản?
3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì?
4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường?
2. Biện pháp tu từ : So sánh ( rơi như nhảy nhót )
Nhân hóa ( Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. )
3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non
4. Em còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường nên chưa thể làm những điều lớn lao để trả nghĩa cho cha mẹ , thầy cô được mà em chỉ có thể cố gắng chăm ngoan , học giỏi , rèn đức luyện tài , mang những bông hoa điểm mừng tươi thắm về tặng cho cha mẹ , thầy cô .
2. Biện pháp tu từ nhân hóa: “Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.”
3. Mưa đem đến cho muôn loài sự vui tươi và cả sức sống tràn đầy, mới mẻ
4.
– Em sẽ nghe lời, giúp đỡ, chăm sóc để trả chữ “hiếu” cho cha mẹ, mai về sau sẽ không phải hối hận
– Em sẽ học tốt, có chí tiến thủ trong thi cử để trả chữ “nghĩa” cho thầy cô