“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.
(Vũ Tú Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
Làm hộ mik nhé
Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bồi hồi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
BPTT: So sánh và nhân hóa
Tác dụng của BPTT:
Nhân hóa: Tăng sức gợi hình và gợi cảm cho hình ảnh, làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.
So sánh: Làm cho câu văn có thêm hình ảnh gợi tả, đồng thời thể hiện được cảm xúc của câu văn.
* Xác định các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
– Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm
– Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan rắc nhớ nhung
+ So sánh: mặt đất như muốn thở dài
* Phân tích:
– Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời rơi xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
– Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó đã rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
– Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung
=> Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp với biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam